Quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: ”Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương – Techcombank : Thực trạng và giải pháp “. pot (Trang 51 - 52)

B ảng 1.1

3.4.1.1 Quản lý ngoại hối

Quản lý ngoại hối là một chức năng quan trọng. Để thực thi có hiệu

quả quy chế hiện hành về quản lý ngoại hối , Ngân hàng Nhà nước cần có

những văn bản quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động

thanh toán quốc tế; những thông tư hướng dẫn cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng liên quan nắm rõ.

Hiện nay thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quy chế sau :

NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành thị trường

mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường.

Ngân hàng NHNN tham gia vào thị trường với tư cách là người mua

bán cuối cùng thực hiên can thiệp khi cần thiết, vì mục tiêu chính sách tiền

tệ quốc gia. Song thời gian qua, thực tế thị trường hoạt động chưa thực sự sôi động mà nguyên nhân là sự mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, chỉ có người mua không có người bán, NHNN chưa nắm được chính xác trạng

thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại nên không điều tiết kịp thời

hoạt động của thị trường, hoặc có những thời gian dài các ngân hàng

Thương mại thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng thì ngân hàng cũng chưa có

những biện pháp gì để hỗ trợ để cải thiện trạng thái ngoại hối của mình.Vì vậy, để các ngân hàng Thương mại nâng câo hiệu quả kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu kinh doanh hàng nhập khẩu thì việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng cần thiết. Muốn làm

- Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của từng ngân hàng Thương

mại, kiên quyết bắt các ngân hàng Thương mại phải xử lý trạng thái ngoại

hối của mình bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. - Mở rộng đối tương tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hiện nay chỉ có Hội sở chính của các ngân hàng Thương mại mới là thành viên của thị trường. Nhưng thực tế các chi nhánh có doanh số hoạt động

thanh toán quốc tế lớn cũng có nhu cầu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích

phục vụ khách hàng hoặc cho chính mình.Vì vậy cần mở rộng các thành viên tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ,

nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua

bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai…

- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong trường hợp thị trường không có đủ khả năng thì NHNN với vai trò là ngưòi mua và người bán cuối cùng phải tham gia kịp

thời để giúp đỡ các ngân hàng thương maị duy trì được trạng thái ngoại tệ

an toàn của mình .

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: ”Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương – Techcombank : Thực trạng và giải pháp “. pot (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)