B ảng 1.1
3.4.2.1 Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán
toán xuất nhập khẩu
Việt Nam bước vào nền cơ chế thị trường và hoà nhập vào nền mậu
dịch thế giới từ cuối thập kỷ 80. Thanh toán hàng xuất nhập khẩu của cả
nước đã tăng lên không những về kim ngạch mà còn về quy mô, chất lượng. Nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao
dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ là thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài UCP 500 và một số thông lệ
quốc tế khác, ta không có một Luật hay văn bản dưới luật nào đề cập đến
mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua và người bán . Khi có tranh chấp xảy ra, Trọng tài Quốc tế có thể phán
quyết đối với quan hệ hai bên mua và bán mà không đề cập đến quan hệ
chi trả giữa các ngân hàng. Để các ngân hàng Thương mại có cơ sở vững
chắc bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình và tránh được rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, Chính phủ nên đưa ra những văn bản có tính pháp
luật quy định rõ mối quan hệ tương hợp giữa luật và thông ước quốc tế với các điều luật Việt Nam. Cụ thể :
- Khẩn trương ban hành những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh
toán xuất nhập khẩu: Có thể là nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến
mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người nhập
khẩu, người xuất khẩu với các giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng. Mối
khẩu và các ngân hàng khi tham gia vào các phương thức thanh toán quốc
tế, và mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hoá trên cơ sở luật quốc gia. - Cần ban hành các văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra các
chứng từ khi các doanh nghiệp xin mở L./C hoặc chuyển tiền ra nước
ngoài:
Hiện nay, trong thanh toán xuất nhập khẩu, các ngân hàng Thương
mại không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy phép hợp lệ nhập
khẩu của các khách hàng khi phát hành L/C, dẫn đến việc chấp hành quy
định này giữa các ngân hàng Thương mại có khác nhau, vì vậy hậu quả tất
yếu là khách hàng lợi dụng cơ sở này để sử dụng một giấy phép hoậc hạn
ngạch nhập khẩu ở nhiều ngân hàng khác nhau để mở L/C với những mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh.
Nếu khách hàng vay vốn để mở L/C, khi hàng bị hải quan phát hiện ra
sự gian lận của doanh nghiệp, hàng hoá không được thông quan hoặc bị
tịch thu sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Nếu khách hàng sử dung một hợp đồng ngoại thương để thanh toán ra nước ngoài nhiều lần nhằm mục đích rửa tiền hoặc thanh toán tiền hàng nhâp lậu thì ngân hàng có được miễn trách không ?
Vì vậy rõ ràng cần có quy chế văn bản hướng dẫn các ngân hàng
Thương mại trong việc kiểm tra chứng từ hợp đồng ngoại thương của các
doanh nghiệp khi mở L/C và quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng, của
doanh nghiệp trước pháp luật về việc phát hành L/ C hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.