- Định hướng phát triển kinh tế ngoại thành của Nhà nước
2.2.1 Khái quát đặc trưng và kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội qua các giai đoạn
ngoại thành Hà Nội qua các giai đoạn
Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội từ khi có Nghị quyết của Thành uỷ Hà Nội về phát triển nông nghiệp ngoại thành có thể được chia thành hai giai đoạn chủ yếu, căn cứ vào các mốc thời gian diễn ra những chủ chương chính sách lớn là:
- Giai đoạn 1: 1991-2000 (Chương trình 06 CTr/ TU của Thành uỷ Hà Nội về 10 năm phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới).
- Giai đoạn 2: 2001- 2005 (Chương trình 12 CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2001-2005).
Giai đoạn thứ nhất được bắt đầu năm 1991, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lýý kinh tế trong nông nghiệp. Lúc đó, nông nghiệp ngoại thành Hà nội có xuất phát điểm thấp là nền nông nghiệp độc canh, sản xuất nhỏ, lạc hậu, kỹ thuật thủ công, năng suất lao động thấp. Kết quả thực hiện chủ trương Nghị quyết 10- “khoán theo đơn giá thanh toán gọn”, tinh giản bộ máy quản lý ở các HTX và thực hiện giao đất tạm thời cho nông hộ đã liên tục đem lại cho nông nghiệp Hà Nội những mùa màng bội thu.
Bước vào giai đoạn đầu thực hiện chương trình 06 Ctr-TU của Thành uỷ về 10 năm phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới (1991-2000), với những đột phá về chính sách và công nghệ (giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ, chính sách quy hoạch và bố trí lại cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh, sử dụng cơ giới, hoá chất …), nông nghiệp Hà Nội đã dần có được các đặc trưng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với phương thức sản xuất hữu cơ cải tiến, có năng suất cao hơn, cơ cấu, chủng loại sản phẩm đa dạng hơn nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường và không an toàn thực phẩm lại xuất hiện ngày càng phổ biến.
Tiếp theo, giai đoạn 2001 -2005, thự c hiện chương trình 12-CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn, với chủ trương phát triển nông nghiệp được lựa chọn theo hướng đô thị, sinh thái, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học để giải quyết mâu thuẫn giữa đòi hỏi của năng suất, chất lượng
và thách thức về môi trường, nông nghiệp Hà Nội đang nỗ lực chuyển dần từ nền nông nghiệp hữu cơ cải tiến sang nền nông nghiệp theo hướng sinh thái.
Về kết quả sản xuất nông nghiệp Hà Nội, trong thời kỳ mười năm kể từ năm 1990 đến năm 2000, nông nghiệp ngoại thành đã phát triển với tốc độ bình quân năm là 5,05% (biểu 2.1), trong đó ngành trồng trọt là 3,47%, chăn nuôi là 8,61% và thuỷ sản là 7,23%. Bước sang giai đoạn 2001-2005, trong điều kiện không thuận lợi của thời tiết, sâu bệnh, và sự giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp (mỗi năm khoảng 1000 ha), nông nghiệp Hà Nội tăng trưởng chậm hơn với tốc độ bình quân 2,7%, trong đó ngành nông nghiệp có tốc độ bình quân 2,7%, thuỷ sản đạt 3,5%. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tích cực qua 2 giai đoạn. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần, tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng dần. Cơ cấu nội bộ các ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng vật nuôi có chất lượng cao, đa dạng.
Biểu 2.1: Giá trị sản xuất Nông-Lâm -Thuỷ sản ngoại thành Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng, % (giá cố định 1994) CHỈ TIÊU 1990 2000 T.độ bq90-2000 2001 2002 2004 2005 T.độ bq 2001-2005 GTSXN-L-TS 806,7 1319,8 5,05 1334, 0 1392,0 1443, 1 1478, 7 2,6 1-NÔNG NGHIỆP 754, 7 1244, 4 5,13 1248,6 1306,1 1355,2 1386,8 2,7 -Trồng trọt 542,9 763,9 3,47 721,8 754,8 804,6 806,0 2,8 -Chăn nuôi 195,5 446,5 8,61 490,6 515,1 511,7 541,0 2,5 -Dịch vụ NN 16,3 34,0 7,63 36,13 36,14 38,9 39,8 2,4 2-LÂM NGHIỆP 19,7 10,4 -6,2 11,9 10,5 7,5 7,6 -0,11 3-THUỶ SẢN 32,3 64,9 7,23 73,5 75,4 80,4 84,3 3,5
Có thể nói trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã thu được những kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá ổn định, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, năng suất ruộng đất và lao động ngày càng được nâng cao. Quan hệ sản xuất từng bước được củng cố và phát triển. Từ phương thức sản xuất hữu cơ cải tiến, nông nghiệp Hà Nội đã hướng tới các đặc trưng quan trọng của nông nghiệp sinh thái như sản phẩm hàng hoá sạch, an toàn, chất lượng cao. Nền nông nghiệp du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường có mầm mống trong giai đoạn 1991-2000 và đã được bắt đầu chính thức phát triển trong thời kỳ 2001-2005.