Kinh nghiệm thế giớ

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 65 - 75)

- Định hướng phát triển kinh tế ngoại thành của Nhà nước

1.3.2 Kinh nghiệm thế giớ

1.3.2.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là nước có bước phát triển mạnh về nông nghiệp. Cách đây 40 năm, Thái Lan có xuất phát điểm tương đối thấp, chỉ gần bằng hoặc thấp hơn miền Nam Việt Nam. Những năm qua, kinh tế nông nghiệp Thái Lan phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp bình quân hàng năm là 3,1% năm. Năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 1995-1997 là 928 USD gấp 4,1 lần so với Việt Nam (226 USD).

Sự phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan trong các thập kỷ 70 và 80 được thể hiện rõ nét qua quá trình đô thị hoá và phát triển nông nghiệp ven đô ở Bangkok. Quá trình đô thị hoá ở Bangkok đã làm dân số Bangkok tăng lên 51% giữa các năm 1970 và 1980 và dân số ngoại ô tăng lên 41% [37]. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và tập trung ở trong vùng Bangkok và ngoại vi của nó. Các hoạt động nông nghiệp bị đẩy ra các vùng xa bên ngoài và hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá với các sản phẩm chính là lúa gạo để phục vụ cho chiến lược hướng vào xuất khẩu, và các sản phẩm rau quả đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư đô thị.

Giống như đô thị hoá ở Hà Nội và ở bất cứ đô thị nào khác trên thế giới, đô thị hoá ở Bangkok làm tăng vọt nhu cầu của dân cư về lương thực thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu về các loại rau xanh và thực phẩm cao cấp, an toàn, cũng như nhu cầu về nghỉ ngơi giải trí cuối tuần ở các vùng ngoại ô. Giá đất ngoại ô Bangkok tăng vọt và hiện tượng đầu cơ ruộng đất phát triển. Đô thị hoá nhanh cũng kéo theo sự ô nhiễm nặng nề về môi trường càng đòi hỏi

nông nghiệp Bangkok phải làm tốt vai trò của mình để đáp ứng nhu cầu cho dân cư đô thị và điều tiết môi trường.

Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá, sau một thế kỷ tập trung vào thâm canh lúa (1880-1980), nông nghiệp ven đô Bangkok chuyển sang đa dạng hoá sản phẩm từ sau 1980 [38]. Nông nghiệp ven đô của Bangkok không phát triển theo kiểu hình thành hẳn một vành đai xung quanh thành phố do vị trí địa lý của Bangkok nằm sát biển, ảnh hưởng mặn không trồng trọt được, nhưng hình thành những vùng sản xuất vệ tinh, chuyên môn hoá. Các vùng chuyên môn hoá này có thể nằm cách thủ đô Bangkok hàng trăm km nhưng rất thuận tiện việc chuyên chở hàng hoá, vật tư do sự phát triển khá nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đường bộ. Bên cạnh chuyên môn hoá lúa gạo xuất khẩu, các loại sản phẩm đa dạng khác như rau, hoa quả cũng được khuyến khích phát triển ở các vùng thuận lợi cách thủ đô từ 40-100km, sử dụng kỹ thuật sản xuất trên liếp và các kỹ thuật sản xuất an toàn khác, được hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ. Có thể nói, bên cạnh việc xuất khẩu nông sản thì quá trình đô thị hoá nhanh của Bangkok là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy đa dạng hoá nông nghiệp thành công của vùng ven đô này.

Bên cạnh phát triển rau quả ở ngoại thành, Thái Lan còn rất nổi tiếng trong phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp nhằm đa dạng hoá sản phẩm và cải tạo đất đai, nguồn lực. Một trong các mô hình nông nghiệp kết hợp được phát triển ở tỉnh Sisaket ở phía Đông bắc Thái Lan là mô hình lúa- cá [66], được xây dựng theo nhiều kiểu đa dạng như các ao nuôi cá nhỏ định vị bên trong hoặc bên cạnh các cánh đồng lúa, các lồng nuôi cá đặt trong các ao lớn hoặc các cánh đồng lúa và cá được thả cùng nhau và được cung cấp đầy đủ nước vào mùa khô. Cá là một loại thức ăn kiêng rất tốt và góp phần rất

quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, tăng nguồn dinh dưỡng cho dân cư. Mô hình này thường xuất hiện ở những vùng có lưu vực nhỏ và ít bị ảnh hưởng của lũ lụt. So sánh với nhiều mô hình khác, mô hình lúa- cá là mô hình rủi ro thấp, cần ít vốn đầu tư, ít lao động, tuy nhiên cần hết sức chú ý việc sử dụng các chất hoá học cho lúa vì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cá.

Mô hình kết hợp giữa trồng trọt (lúa- rau- quả) và chăn nuôi (lợn- gia cầm) bắt đầu phát triển ở ngoại ô Bangkok từ khi chính phủ giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi thâm canh cao được các hộ nông dân ngoại thành phát triển trên cơ sở đầu tư mạnh mẽ về vốn và kỹ thuật và đã đem lại lợi nhuận khá lớn cho nông dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi ngoại ô cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, bệnh dịch .. Những chi phí môi trường này đã không được tính đến trong hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi và các công ty thu mua và người nông dân cuối cùng chịu sự phản đối của chính phủ về vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước thực tế này, chính phủ Thái Lan đã thực hiện một chương trình có tên gọi: “Quản lý các trang trại chăn nuôi”, trong đó tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường, ví dụ như xử lý chất thải để sản xuất biogas và phân bón. Trong chương trình này, chính phủ rất quan tâm đến sự trợ giúp tài chính, kỹ thuật cũng như sự hỗ trợ về thể chế nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho những hộ nông dân tham gia chương trình.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan nói chung và ở thủ đô Bangkok nói riêng đã đạt được những thành quả to lớn không chỉ về tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp mà còn về chất lượng sản phẩm và mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân về cả vật chất lẫn cảnh quan môi trường.

Nguyên nhân quan trọng của thành công là Thái Lan đã biết giải quyết tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, kết hợp với thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm, nhằm giải quyết tốt những vấn đề của nông nghiệp ven đô. Các yếu tố quan trọng nhất góp phần đạt được các kết quả trên là sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự tiếp cận dễ dàng về tín dụng đối với các hộ nông dân, chính sách khuyến nông cho phép dễ tiếp cận các kỹ thuật mới, và chính sách phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến và nông dân nhằm tạo đầu ra cho nông sản. Vai trò của nhà nước cũng rất quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách quy hoạch đất đai, điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi trường và tư vấn, tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp [38], [66].

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất mạnh mẽ gắn liền với cải cách kinh tế. Trung Quốc thực hiện các chính sách cải cách trong nông nghiệp như chính sách khoán hộ, tách quyền sở hữu ruộng đất với quyền kinh doanh, xoá bỏ chế độ nhà nước độc quyền thu mua nông sản, thực hiện chính sách hai giá, khuyến khích các xí nghiệp tăng sản lượng để bán ra thị trường, cải cách chế độ thuế để chia sẻ thu nhập giữa trung ương và địa phuơng, cải cách pháp lý để tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển,... Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Trung Quốc: tỷ lệ ngành trồng trọt giảm từ 80% năm 1968 xuống 55% năm 2001, chăn nuôi tăng từ 15% đến 30%, thuỷ sản tăng từ 2% đến 11% [1].

Trung Quốc thực hiện đô thị hoá mạnh mẽ với những đặc điểm cơ bản là tốc độ cao, quy mô lớn, mật độ dân số cao và những tác động lớn về môi trường. Chiến lược đô thị hoá ở Trung Quốc là chiến lược phi tập trung, với nhiều đô thị nhỏ nằm xen kẽ trong các vùng nông thôn. Quá trình đô thị hoá

mang lại những triển vọng kinh tế và sự phát triển xã hội, nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề như ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, chất thải và cạn kiệt tài nguyên. Vì lý do này, từ năm 1980 đến nay, khoảng hơn 80 thành phố ở Trung Quốc đã thực hiện chương trình xây dựng các thành phố sinh thái [57]. Đây là một mô hình đơn vị hành chính có hiệu quả về sinh thái và kinh tế, có trách nhiệm xã hội và văn hoá cũng như hài hoà về cảnh quan môi trường. Một phần của chương trình thành phố sinh thái là thực hiện các nội dung chuyển dịch từ truyền thống sang sinh thái, ví dụ như chuyển từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá, từ trồng cây trên mặt đất sang tạo màu xanh trên không gian…

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng được diễn ra rất mạnh mẽ ở các vùng ven đô thị. Gần đây tại các đô thị Trung Quốc, xu hướng chuyển đất canh tác thành vườn cây lâu năm và ao cá khá phát triển, ao chiếm khoảng 3,5% và vườn chiếm khoảng 4,5% diện tích đất nông nghiệp đô thị. Tổng cộng ao và vườn chiếm 11% diện tích ở các đô thị cấp 1,7% diện tích ở các đô thị cấp 2 và 5,4% diện tích trong vùng nông thôn [38]. Vai trò vườn và ao khá quan trọng trong nông nghiệp đô thị Trung Quốc vì khả năng cho thu nhập cao trên đơn vị diện tích so với cây lương thực. Rau trong nông nghiệp đô thị cũng cho thấy một tỷ lệ diện tích lớn hơn, sử dụng lao động thâm canh hơn và cho năng suất cao hơn so với các cây trồng khác. Về quy mô nông hộ, trong vùng đô thị trung bình một hộ có 0,27 ha trong khi đó ở nông thôn là 0,4 ha. ở Trung Quốc từ những năm 70 đã tồn tại các hình thức đơn vị sản xuất theo kiểu nông hộ và phi nông hộ (tập thể, nhóm nông hộ, trang trại nhà nước, trang trại tư nhân đầu tư cao..). Trong vùng đô thị, hình thức nông hộ đóng vai trò quan trọng hơn, sử dụng lao động cũng thâm canh hơn và có xen kẽ với các hoạt động phi nông nghiệp nên kết quả là giá trị sản phẩm trên một ha của vùng đô thị cao hơn 60% so với vùng nông thôn [59]. Trong điều kiện

Trung Quốc tham gia WTO thì lợi thế so sánh của Trung Quốc sẽ là các sản phẩm cần nhiều lao động như rau xanh, nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động trong nhà lưới. Cây ăn quả cũng được phát triển mạnh ở các vùng quanh đô thị, tạo những vành đai xanh cho các thành phố sinh thái.

Các mô hình nông nghiệp kết hợp bắt đầu được xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 9, ban đầu là các trang trại cá cùng với các cánh đồng lúa, từ thế kỷ thứ 14 bắt đầu thực hiện luân canh giữa cá- lúa và cá- cỏ. Cỏ được trồng trực tiếp trên bờ ao để cung cấp nguồn thức ăn bổ xung quan trọng, chi phí thấp cho chăn nuôi cá. Đến những năm 1620, người nông dân Trung Quốc bắt đầu áp dụng mô hình kết hợp giữa nuôi thả cá và phát triển các trang trại chăn nuôi. Ngày nay, hệ thống sản xuất kết hợp chủ yếu đang được áp dụng ở nhiều vùng của Trung Quốc là mô hình kết hợp cá-cỏ hoặc cá-cỏ- lợn [59]. Những hệ thống sản xuất kết hợp này phù hợp với điều kiện địa hình thấp nhưng chủ động về tưới tiêu như ở lưu vực các sông Changjiang, Pearl và Yangtze. Nông dân tận dụng trồng cỏ trên những mảnh đất nhỏ không sử dụng hoặc trên những bờ đê và hệ thống kênh mương, và sử dụng nguồn nước sẵn có từ ao, hồ, mương để tưới cho cỏ.

Ở ngoại ô các thành phố lớn (như Thượng Hải), không có trang trại chăn nuôi trâu, bò, cừu vì vấn đề ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn có nhiều trang trại chăn nuôi lợn nhỏ được phát triển ở ngoại ô, với số lượng nhiều nhất khoảng 10 con/hộ. Tuy nhiên, cho đến nay, xu hướng phát triển chăn nuôi lợn ở Thượng Hải cũng giảm đi khá nhiều vì các nguyên nhân như chi phí cao về giống, cạnh tranh mạnh mẽ từ các nơi khác, sự thu hẹp diện tích đất đai do quá trình đô thị hoá, và vấn đề ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi gia cầm, ở Thượng Hải có khoảng hơn 500 trại chăn nuôi bao gồm cả ngoại ô và vùng nông thôn với 16 triệu con trong đó vịt chiếm 33% [59]. Tiến

bộ về giống trong chăn nuôi gia cầm được áp dụng rộng rãi ở Thượng Hải, đặc biệt trong các hộ nông dân và các công ty tư nhân. Chính phủ Trung Quốc đề ra ba mục tiêu chính sách cần ưu tiên cho quá trình phát triển chăn nuôi, đó là đảm bảo an ninh lương thực, ổn định giá cả và vấn đề môi trường và sức khoẻ. Đảm bảo an ninh lương thực được giải quyết qua chính sách phát triển thị trường, khuyến khích trao đổi thương mại giữa các vùng, trợ cấp về giá cho các công ty nhà nước và các hợp tác xã. Ổn định giá đạt được qua chính sách kiểm soát giá và trợ cấp để giảm chi phí sản xuất và marketing. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Viện kiểm soát vấn đề môi trường trong chăn nuôi, và xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm, từ đó bố trí lại các trang trại chăn nuôi với chiến lược phi tập trung hoá. Các trang trại chăn nuôi được bố trí lại gần khu vực sản xuất cây ăn quả và cánh đồng lúa mì để tận dụng nguồn phân bón của chăn nuôi.

1.3.2.3. Kinh nghiệm của Mỹ

Mặc dầu là một siêu cường quốc của thế giới về phát triển kinh tế, nhưng Mỹ đang gặp phải những vấn đề của đô thị hoá. Khoảng 100 năm trước, 50% dân số Mỹ còn sống ở các trang trại nông thôn nhỏ và sử dụng thức ăn tự sản xuất ở địa phương. Hiện nay, dân số đô thị ở Mỹ đã chiếm khoảng 80% [67]. Khi dân số đô thị tăng lên cùng với quá trình đô thị hoá, sản xuất nông nghiệp gặp phải những thách thức của an ninh lương thực, chi phí môi trường và sức khoẻ cộng đồng. An ninh lương thực đòi hỏi phải thoả mãn đầy đủ và kịp thời số lượng lương thực, có chất lượng và các thành phần dinh dưỡng cho nhu cầu của 80% dân số đô thị. Chi phí môi trường bao gồm chi phí của ô nhiễm không khí, nhiễm độc nguồn nước ngầm và nước bề mặt, xói mòn đất đai, suy giảm đa dạng sinh học, đã ảnh hưởng lớn đến sức khoả cộng đồng. Một trong các vấn đề nông nghiệp Mỹ phải giải quyết hiện nay là

làm sao đảm bảo cung cấp đủ lương thực để giải quyết nạn đói cho 12,4% dân số Mỹ (33 triệu người, trong đó có 13 triệu trẻ em) trong năm 2002.

Nông nghiệp sinh thái đô thị ở Mỹ có vai trò rất quan trọng trong giải quyết vấn đề an ninh lương thực và môi trường. Chính phủ Mỹ rất quan tâm tới khuyến khích tận dung các nguồn lực để phát triển nông nghiệp đô thị. Ví dụ tận dụng diện tích trống để phát triển sản xuất rau, quả trong từng hộ gia đình, thậm chí sử dụng đất ở các sân sau của trường học, bệnh viện hoặc công viên quốc gia. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban Nông nghiệp đô thị Bắc Mỹ năm 2003, dự án “vườn cho người nghèo” ở Santa Cruz, California, đã đóng góp 55% sản lượng các sản phẩm nông nghiệp đô thị và quản lý thành công chương trình sản xuất hoa tươi bằng phương pháp hữu cơ. Chất thải đô thị được tái sinh thành phân bón cho các vườn đô thị và ven đô và thức ăn cho chăn nuôi. Các vườn cây ăn quả và hệ thống cây xanh tạo thành vành đai xanh điều hoà khí hậu

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(219 trang)
w