Khái quát chung về nông nghiệp sinh thái ven đô

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 27 - 36)

- Bố trí sx theo hướng CMH kết hợp đa dạng hoá, tạo cảnh quan và cân bằng sinh thá

1.1.2 Khái quát chung về nông nghiệp sinh thái ven đô

1.1.2.1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái ven đô

Nông nghiệp sinh thái ven đô có thể được hiểu từ kết hợp hai khái niệm nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp ven đô. Các nghiên cứu trên thế giới từ xưa đến nay thường dùng thuật ngữ “nông nghiệp đô thị” (Urban Argiculture) để gọi chung cho việc sản xuất các nông sản hàng hoá dựa vào các vùng đất và diện tích mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong các khu đô thị và vùng ngoại ô [36]. Nông nghiệp đô thị chia thành nông nghiệp nội thị

(Intra-Urban), và nông nghiệp ven đô (Peri-Urban). Trên thực tế ở một số thành phố trên thế giới, nơi có mật độ dân số thấp như Cu Ba hay một số nước Mỹlatinh khác đã tồn tại những không gian nông nghiệp ngay trong thành phố, nhưng số lượng này không nhiều. Bởi vậy cách hiểu nông nghiệp đô thị là nông nghiệp các vùng ven đô phổ biến hơn. Mặt khác, phần lớn các nghiên cứu về nông nghiệp đô thị thường hướng vào nông nghiệp ven đô vì vai trò của nó trong cung cấp thực phẩm cho thành phố.

Nông nghiệp đô thị đã có từ lâu, từ lúc bắt đầu có đô thị, nhưng ít được chú ý vì trước kia người ta nghĩ rằng nông nghiệp là việc của nông thôn, còn đô thị làm công nghiệp là chính. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng mạnh, tỷ lệ dân đô thị ngày càng cao. Hiện nay khoảng một nửa dân số thế giới sống ở đô thị với 800 triệu người làm nông nghiệp đô thị [36]. Nhiều thành phố lớn đã phát triển rất nhanh đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu trên các khía cạnh an ninh, an toàn thực phẩm, giảm nghèo, y tế, môi trường, kế hoạch hoá, phát triển tổng hợp… Để giải quyết nhiều vấn đề cấp bách đang được đặt ra trong quá trình đô thị hoá như ô nhiễm môi trường, an ninh và an toàn lương thực, mất đất và thiếu công ăn việc làm…, cần thống nhất nông nghiệp trong hệ sinh thái đô thị. Để thực hiện nhiệm vụ trên, hệ sinh thái ven đô đối với nông nghiệp ở các vùng ngoại ô cần được coi trọng trước hết.

Nông nghiệp sinh thái ven đô là một loại hình nông nghiệp sinh thái ở ngoại ô, có tính bền vững đặc thù và phát triển cao. Nền nông nghiệp này luôn gắn liền với nhu cầu ngày càng tăng của dân cư đô thị về thực phẩm, môi trường, về nghỉ ngơi, giải trí gần gũi thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần. Các nhu cầu đó đạt được trên cơ sở áp dụng các phương pháp và công nghệ sản xuất

sạch, theo hướng sinh thái, các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực, nhằm đạt tới sự phát triển bền vững của con người, xã hội và môi trường.

Nông nghiệp ven đô phát triển trong bối cảnh đặc thù của nông thôn ven đô. Các đặc điểm này như sau: Một là có sự gia tăng mạnh về dân số đặc biệt là sự gia tăng cơ học. Dân số ven đô luôn được bổ sung bởi sự di cư từ nội thành ra và từ các nơi khác đến. Kết quả là tồn tại một xã hội nông thôn ven đô đa dạng cả về dân số và nghề nghiệp. Hai là có rất nhiều người dân nông thôn ven đô bị tách biệt giữa nơi ở và nơi làm việc, các hoạt động phi nông nghiệp cạnh tranh về lao động khá lớn với các hoạt động nông nghiệp và nó thu hút một lực lượng lớn lao động trẻ. Ba là cơ sở hạ tầng nông thôn nhiều nơi khá tốt nhưng đôi khi không gian nông thôn bị chia cắt, gây khó khăn cho sinh hoạt và lao động của người nông dân.

1.1.2.2 Thuận lợi và khó khăn của nông nghiệp sinh thái ven đô

Nông nghiệp sinh thái ven đô (nhất là ở những đô thị đang phát triển) đang hoạt động trong bối cảnh có những thuận lợi và thách thức chủ yếu sau:

* Thuận lợi

- Thị trường của nông nghiệp sinh thái ven đô là thị trường cao cấp,

bao gồm các sản phẩm vật chất và tinh thần an toàn, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, trong đó những sản phẩm tinh thần sẽ ngày càng được coi trọng hơn theo đà phát triển của đô thị hoá. Đô thị là nơi tập trung những người làm công nghiệp, dịch vụ, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan ngoại giao, trường học, khách du lịch vãng lai…Đây là những đối tượng khách hàng cao cấp, có nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng về ăn uống, văn hoá và du lịch. Do đó, khối lượng và đặc biệt là chất lượng lương thực, thực phẩm và

các dịch vụ du lịch cũng đòi hỏi rất lớn. Đây là một lợi thế tuyệt đối của nông nghiệp sinh thái đô thị, tạo cho nó một điểm khác biệt với đặc điểm thông thường của nó, đó là nền nông nghiệp không (hoặc ít) mang tính mùa vụ, bền vững, đặc thù và phát triển cao, nhưng cũng là một thách thức lớn cho nông nghiệp sinh thái đô thị để đáp ứng được sự khó tính của nhóm khách hàng thu nhập cao này.

- Nông nghiệp sinh thái ven đô có điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với nông nghiệp ở các vùng nông thôn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nông nghiệp: Vì có vị trí dễ tiếp cận các trung tâm chính trị, khoa học-công nghệ, giáo dục, các trường đại học và các viện nghiên cứu, nông nghiệp ven đô có lợi thế cao trong việc tiếp thu, chuyển giao và ứng dụng các khoa học- công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất và chế biến sản phẩm, đặc biệt sẽ là những nơi đi đầu trong áp dụng các tiến bộ mới về công nghệ vi sinh, sinh học, công nghệ gen để giảm tác hại môi trường, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường.

- Nông nghiệp sinh thái ven đô tận dụng được một số đầu vào hữu cơ từ công nghiệp đô thị: Nhờ khoa học công nghệ hiện đại, ở các nước tiên tiến nhiều sản phẩm phế thải của công nghiệp và dịch vụ đô thị đã được tận dụng chế biến thành những sản phẩm hữu cơ cung cấp cho nông nghiệp. Ngay cả rác thải, các nước tiên tiến đã phân loại chế biến thành phân hữu cơ cung cấp cho nông nghiệp. Các sản phẩm phế thải, sản phẩm phụ của công nghiệp, dich vụ đô thị đã tạo ra nguồn thức ăn, phân bón hữu cơ cho cây trồng vật nuôi, không chỉ cho phép tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào cho nền kinh tế mà còn là biện pháp rất tốt để giảm sử dụng các loại thức ăn, phân bón hoá học, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Nông nghiệp sinh thái ven đô phát triển trong điều kiện môi trường chính sách thuận lợi và kế thừa các mô hình phát triển trong nước và thế giới: Do nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của phát triển nông nghiệp sinh thái ven đô, hầu hết chính phủ các nước đã có các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị để thực hiện các mục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ví dụ, ở Canada, Chính phủ đã đề ra chương trình phát triển nông nghiệp đô thị gồm 9 mục tiêu, trong đó có tăng cường các cơ sở hạ tầng để phát triển thực phẩm, khuyến khích các gia đình trồng cây xanh quanh nhà, xây dựng các vườn cây công cộng và các vườn trường... Ở nhiều nước phát triển, đã hình thành ba vành đai nông nghiệp, trong đó, vành đai thứ nhất là các vùng liền kề đô thị, sử dụng làm nông nghiệp sinh thái, bao gồm các bãi cỏ, trồng hoa, cây ăn quả không cần thu hoạch, chủ yếu tạo môi trường cảnh quan cho đô thị… Như vậy, nông nghiệp sinh thái ven đô được phát triển trong điều kiện có sự quan tâm hỗ trợ phát triển của chính sách, kế thừa, chọn lọc, nghiên cứu và áp dụng các mô hình đa dạng đã, đang và sẽ có ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

* Khó khăn

- Sản xuất của nông nghiệp sinh thái ven đô thường không ổn định:

Nông nghiệp sinh thái ven đô do phát triển trong điều kiện đô thị hoá với tốc độ nhanh nên ngày càng có sự mở rộng các vành đai đô thị ra bên ngoài. Sự không ổn định về mặt không gian bao gồm sự chia cắt của địa bàn sản xuất hiện tại ở ngoại ô và sự chuyển đổi của các không gian ngoại thành vào nội thành và các vùng nông thôn lân cận thành ngoại ô. Sự không ổn định về không gian kéo theo những sự biến động về nguồn lực, cơ cấu sản xuất, tổ chức sản xuất và các chính sách kinh tế-xã hội khác. Diện tích sản xuất nông

nghiệp bị giảm đi để xây dựng các công trình công nghiệp hoặc khu dân cư. Dòng lưu chuyển dân cư từ nơi khác về đô thị và sự dư thừa lao động do mất đất canh tác gây thất nghiệp. Tình trạng thiếu đồng bộ trong quản lý cơ sở hạ tầng và thị trường, các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ do thiếu đất trở nên phổ biến…Sự không ổn định gây khó khăn lớn cho việc đảm bảo tính chất sinh thái, bền vững của nông nghiệp ven đô, điều đó đòi hỏi cố gắng rất lớn ở tầm vĩ mô để phân tích, dự báo chính xác động thái phát triển và đề xuất những quy hoạch, kế hoạch dài hạn hợp lý. Mặt khác, thách thức lớn về sự thiếu giảm nguồn lực đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Nông nghiệp sinh thái ven đô đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học: Ô nhiễm tài nguyên môi trường là hậu quả của quá trình khai thác tước đoạt thiên nhiên trong lịch sử phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đặc biệt ở các đô thị đang phát triển. Ô nhiễm nguồn nước và chất đất là vấn đề nghiêm trọng nhất do các chất thải công nghiệp chảy ra sông hoặc do việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân bón hoá học. Hiện nay có khoảng 40% lưu lượng các sông trên thế giới bị ô nhiễm và theo ước tính của Liên hiệp quốc, độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng lên 10 lần trong vòng 25 năm tới. Đất nông nghiệp các vùng ngoại ô cũng đang bị sa mạc hoá và ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng quá nhiều các loại phân N,P,K và các chất DDT, vophatox làm cho dư lượng các chất hoá học đọng lại trong đất ngày càng nhiều. Ngoài ra, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ và sự suy giảm tầng ô zôn làm tăng hiệu ứng nhà kính, mất ổn định khí hậu, huỷ diệt con người, cây trồng và vật nuôi [15].

Đa dạng sinh học cũng đang bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đang ở mức báo động do sự biến đổi của môi trường khí hậu và sự khai thác bừa bãi của con người. Chỉ trong thế kỷ 20 đã có 75% giống cây trồng bị tuyệt chủng và khoảng 30% trong số 4.500 loài gia súc và gia cầm có nguy cơ bị biến mất [15]. Sự mất đi các loài, sự suy giảm đa dạng sinh học đã làm mất đi sự cân bằng sinh thái của nhiều vùng ngoại ô. Như vậy, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến quy mô, tốc độ phát triển của nông nghiệp sinh thái ven đô, đồng thời nó cũng là một lý do cần thiết để nông nghiệp sinh thái ven đô được thực sự phát triển, làm tốt vai trò của nó trong hạn chế những tác động tiêu cực về ô nhiễm, tạo dựng lại một môi trường đô thị trong sạch, một hệ sinh thái cân bằng bền vững giữa đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm... và sinh vật.

1.1.2.3 Các mô hình nông nghiệp sinh thái ven đô

Các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã tổng kết lý thuyết và thực tế về phát triển nông nghiệp sinh thái ven đô, đưa ra một số mô hình cơ bản sau [15]:

- Mô hình sản xuất và cung cấp thực phẩm tươi sống cao cấp: Mô hình này bao gồm các loại rau ngon, rau thơm, thịt cá, trứng, và các loại thực phẩm đặc sản với chất lượng cao. Mô hình này được quy hoạch phát triển từng loại trên những vùng đất và môi trường thích hợp. Cần cải tạo đồng ruộng và xây dựng chuồng trại theo yêu cầu quy trình kỹ thuật thâm canh, thực hiện công nghệ tiên tiến, lấy công nghệ sinh học làm trọng tâm. Việc tổ chức và quản lý sản xuất, cung ứng sản phẩm phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và môi trường.

- Mô hình nông nghiệp hoa, sinh vật cảnh: Đây là mô hình mang tính văn hoá và sinh thái cao. Giá trị sản phẩm của loại hình này phụ thuộc vào

mức độ tươi, đẹp lâu, quý hiếm, dáng thế và gắn với các điển tích lịch sử… Hoạt động đòi hỏi con mắt thẩm mỹ và bàn tay khéo léo, tinh xảo, am hiểu sinh vật, giàu lòng yêu nghệ thuật và tính cần cù nhẫn nại. Kinh doanh loại hình nông nghiệp này đòi hỏi kết hợp công nghệ sinh học với nghệ thuật thiết kế, tạo hình tinh tế, tổ chức liên kết nông trại sinh vật cảnh của các nghệ nhân với các công ty kinh doanh giỏi, hình thành ngành hàng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Mô hình nông nghiệp dịch vụ picnic, cắm trại trong những ngày nghỉ cuối tuần: Đây là mô hình thường thấy ở ven đô, trên vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm hay trồng rừng bảo hộ ven sông hồ. Với những bãi đất rộng, không khí trong lành, người dân thành phố có thể cắm trại qua đêm và tổ chức các hoạt động vui chơi như bơi lội, leo núi và các hoạt động thể dục thể thao khác... Vùng nông nghiệp du lịch này mang tính tổng hợp rất cao. Vườn cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm ở đây không chỉ là vườn kinh tế mà còn tạo cảnh quan tự nhiên; rừng không chỉ phòng hộ mà còn là rừng du lịch- sinh thái; sông - hồ - đầm trở thành những bãi tắm, câu cá hoặc ô nuôi cá cảnh. Quy mô vùng nông nghiệp nghỉ ngơi cuối tuần nhỏ và đơn giản hơn so với các vùng du lịch và an dưỡng lớn. Tuy nhiên, việc quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động ở những vùng này cũng phải dựa trên cơ sở kết hợp kiến thức nông nghiệp bền vững với kiến thức về dịch vụ du lịch- sinh thái. Mô hình kinh doanh thích hợp ở đây là doanh nghiệp nông nghiệp dịch vụ cuối tuần ở ngoại ô.

- Mô hình nông nghiệp sinh thái bảo hộ: Đây là loại hình nông nghiệp sinh thái ven đô cần thiết và quan trọng đối với thành phố. Cùng với quá trình mở rộng thành phố, các vành đai cây xanh chắn gió bão, cát bụi cần được mọc lên dầy hơn để làm tăng diện tích "lá phổi xanh" lọc không khí cho thành phố. Trong điều kiện sinh thái, mô hình này đã được phát triển xen ghép các

loại cây con đặc sản dưới tán rừng như cây thuốc, động vật hoang dã và các loại nấm ăn mà không ảnh hưởng tới sự ổn định và bền vững của rừng bảo hộ. Mô hình nông nghiệp sinh thái rừng bảo hộ thuộc loại rừng kinh tế công ích, đầu tư lớn. Sản phẩm làm ra thuộc về tài sản chung của xã hội mà không trở thành hàng hoá. Ngoài ra, mô hình này còn phát triển trên các hồ đầm tự nhiên ở trong và ven thành phố. Chúng mang tính chất công ích, nhiệm vụ là bảo vệ diện tích mặt hồ, giữ cho nước hồ không bị ô nhiễm, chăm sóc, bảo vệ các giống thuỷ sinh quý hiếm, cải tạo cảnh quan làm nơi tham quan nghỉ mát

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(219 trang)
w