Đánh giá về ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của ngoại thành đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo h-

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 82 - 83)

- Định hướng phát triển kinh tế ngoại thành của Nhà nước

2.1.9Đánh giá về ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của ngoại thành đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo h-

hội của ngoại thành đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo h- ướng sinh thái.

Qua phân tích tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có thể rút ra những ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái như sau:

Về thuận lợi: Hà Nội có điều kiện tự nhiên khá phong phú, các điều

kiện về kinh tế, xã hội khá thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo các yêu cầu của sinh thái như:

- Điều kiện về đất đai, địa hình, về hệ thống sông, hồ đầm cho phép xây dựng hầu hết các mô hình sinh thái của các huyện ven đô, vừa đáp ứng nhu cầu về nông sản cao cấp, vừa góp phần giải quyết những vấn đề môi trư- ờng do sự phát triển của công nghiệp và sự tập trung dân cư gây ra.

- Hà Nội có nguồn nhân lực dồi dào và trình độ dân trí khá cao, có các cơ sở nghiên cứu chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông nghiệp sinh thái ở trình độ cao.

- Sự tăng dân số, chính sách mở cửa, cộng với nhu cầu thị hiếu của dân ngày càng cao khiến cho nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng cho phát triển theo hướng sinh thái.

- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái nhận được sự quan tâm của Thành uỷ và các cấp chính quyền Thành phố về nhận thức và về triển khai thực hiện.

- Quá trình đô thị hoá vừa thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, vừa tạo mức độ tập trung cao dân cư nội và ngoại thành, vừa tiềm ẩn khả năng ô nhiễm do hoạt động của công nghiệp và dân cư. Điều đó vừa hạn chế khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, vừa gây sức ép về yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sinh thái.

- Do tác động của thị trường, một bộ phận nông dân chạy theo lợi nhuận đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa không tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp sinh thái.

- Hạn chế trong hệ thống tổ chức phân phối làm cho các sản phẩm của nền nông nghiệp sinh thái chưa có sự phân định với nông nghiệp thông thường, chưa gắn được lợi ích của người sản xuất với chất lượng sản phẩm, do đó các hoạt động triển khai các mô hình nông nghiệp sinh thái sẽ gặp những khó khăn.

- Mặc dù có tiến bộ nhưng mức độ hiện tại về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ vẫn chưa đủ khả năng tạo ra sức bật nhanh chóng và mạnh mẽ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái.

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 82 - 83)