Thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp vùng ven đô

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 48 - 50)

Đô thị hoá là quá trình mở rộng các thuộc tính đô thị trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá… trong các vùng hoặc các quốc gia. Quá trình này làm xuất hiện những dòng người di chuyển về các khu đô thị để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn trong khi khả năng thu hút lao động của kinh tế đô thị chỉ có hạn. Đô thị hoá tạo động lực phát triển nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho quá trình phát triển nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hướng sinh thái.

Đô thị hoá tạo động lực phát triển vì nó làm tăng dân số, tạo nhu cầu đồng thời cũng tạo ra các điều kiện phát triển thông qua quá trình mở rộng đầu tư. Ví dụ ở Hà Nội hiện nay có khoảng 3 triệu dân trong đó gần 1,3 triệu

người sống ở nội thành, chiếm khoảng 42% dân số Hà nội. Gần đây lao động nông nghiệp Hà Nội tăng bình quân mỗi năm khoảng 5,5%, với tốc độ tăng cao hơn chỉ số chung của toàn quốc trong suốt thập kỷ qua [30]. Dân số và nhu cầu của dân cư về các sản phẩm nông nghiệp cao cấp, an toàn và nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí ngày càng nâng cao sẽ tạo động lực và sức ép to lớn trong phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái. Tất nhiên, các nhu cầu này sẽ có điều kiện được đáp ứng tốt hơn cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế đô thị.

Tuy nhiên, đô thị hoá cũng tạo nhiều khó khăn, thách thức về lao động, việc làm, môi trường và các vấn đề xã hội khác làm cản trở quá trình phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái. Đô thị hoá mở rộng vành đai thành phố ra bên ngoài, làm giảm tương đối diện tích và thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Chẳng hạn, diện tích đất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội tính đến năm 2003 giảm 3% so với năm 1995 [30] và trong thời kỳ 2001- 2005 giảm bình quân mỗi năm 1000 ha [12]. Đô thị hoá còn gây ra ô nhiễm môi trường, nguồn nước và làm nhiễm độc tố các sản phẩm nông nghiệp. Đô thị hoá cũng gây ra thất nghiệp và rất nhiều tệ nạn xã hội khác. Vì thế, việc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bố trí lại sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng ngoại ô sẽ là những hoạt động tất yếu do sức ép của đô thị hoá.

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp là một trong các vấn đề quan trọng nhất của phát triển đô thị có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thái. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp như giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, điện và hệ thống xử lý chất thải, nước thải… là những đòn bẩy quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững. Giao thông phát triển

làm cho quá trình vận chuyển đầu vào và các nông sản phẩm thuận lợi, giảm thiểu chi phí, tăng sức mua của người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái. Hệ thống thông tin, bưu điện cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác về giá cả, số lượng, chủng loại hàng hoá, phục vụ yêu cầu thị trường và chuyển đổi sản xuất. Hệ thống điện cho phép áp dụng các khâu công việc bằng máy, góp phần quan trọng tăng năng suất, chất lượng, đổi mới sản phẩm và phục vụ các vùng sinh thái. Hệ thống thuỷ lợi và xử lý nước thải, chất thải cũng tạo điều kiện cơ bản cho công tác tưới tiêu, sử dụng triệt để nguồn lực và đảm bảo môi trường trong sạch. Như vậy, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp có vai trò quan trọng nền tảng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thái, bền vững.

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(219 trang)
w