- Bố trí sx theo hướng CMH kết hợp đa dạng hoá, tạo cảnh quan và cân bằng sinh thá
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thá
lệ giữa các đầu vào vô cơ- hữu cơ, tỷ lệ áp dụng công nghệ sinh học- hoá học, tỷ lệ sử dụng máy móc công nghiệp- thủ công, và tỷ lệ vốn đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật trong tổng đầu tư cho nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái ở các vùng ngoại thành là xu thế tất yếu khách quan cần phải được nhận thức đầy đủ bởi con người để có những biện pháp thích hợp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững. Xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp sinh thái hợp lý là một trong các nội dung quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững ở các vùng ngoại thành. Xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp sinh thái hợp lý sẽ là cơ sở thực hiện các đầu tư hợp lý nhằm chuyển dịch nó theo cơ cấu đã xác định. Tính hợp lý của cơ cấu kinh tế nông nghiệp sinh thái sẽ cho phép thực hiện tốt các mục tiêu của nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế- xã hội và duy trì sự gắn kết chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theohướng sinh thái hướng sinh thái
1.2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái
Xét về cả hình thức và nội dung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện ở mối quan hệ lượng và chất của các yếu tố cấu thành nền kinh tế nông
nghiệp. Ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những quan hệ tỷ lệ khác nhau về các yếu tố cấu thành của nền kinh tế nông nghiệp. Để đạt đến những mỗi quan hệ tỷ lệ khác nhau này cần phải trải qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Theo Chenery H., (1988) thì: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân, bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người và sự chuyển đổi của nhu cầu, sản xuất, thương nghiệp và việc làm”[56]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ được hiểu giống như khái niệm trên đây cho lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, để nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng vận động theo đúng quy luật, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh, cần phải có sự tác động thích hợp. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự vận động của các yếu tố cấu thành của kinh tế nông nghiệp theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định. Đây là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng thái phát triển tối ưu, đạt hiệu quả tổng hợp mong muốn thông qua các tác động điều khiển có ý thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái là sự vận động của các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng theo các mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sinh thái được xem xét chủ yếu trên các phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu vùng và chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái là sự thay đổi quan tỷ lệ của mỗi ngành so với tổng thể các ngành trong nông nghiệp. Vì vậy, sự thay đổi đó do một trong hai yếu tố là số lượng ngành trong nông nghiệp thay đổi và mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặc thay đổi đồng thời cả hai yếu tố đó. Sự thay đổi này có thể phụ thuộc vào điều kiện khai thác và sử dụng nguồn lực cho các ngành kinh tế, sự vận động có tính khách quan của từng ngành cũng như nền kinh tế, nhưng cũng có thể do tác động chủ quan của nhà quản lý và của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh thái là sự chuyển dịch giữa các vùng sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch của các ngành sản xuất nông nghiệp xét theo từng vùng. Sự chuyển dịch này diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng các vùng sản xuất các hàng hoá sạch, giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu cảnh quan, sinh thái so với tổng số các vùng sản xuất hàng hoá, và tỷ trọng các ngành đó so với tổng số ngành trong mỗi vùng. Yếu tố quyết định đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế vùng theo hướng sinh thái là trình độ nhận thức, khai thác và sử dụng nguồn lực của con người, trình độ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững của đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp theo hướng sinh thái là sự thay đổi tương quan các yếu tố kỹ thuật trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế trong nông nghiệp, làm cho tính chất kỹ thuật của sản xuất có sự thay đổi theo hướng giảm dần và đi đến loại trừ các yếu tố có hại đến
môi trường sinh thái, tăng dần tỷ trọng sử dụng các yếu tố an toàn về môi trường và đáp ứng các yêu cầu về năng suất, chất lượng, tạo giá trị văn hoá tinh thần. Sự chuyển dịch này do yêu cầu của nền nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững, khả năng về vốn, sự đáp ứng về chất lượng của nguồn lao động và đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đòi hỏi và cho phép.
1.2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thái