II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội
1. Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 1994, cả nớc đã có 113747 hộ có quy mô đất nông nghiệp từ 3 - 10ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông cửu long, đông nam bộ, Tây nguyên, trung du miền núi phía bắc. Nếu kể cả đất nông nghiệp thì quy mô đất lâm nghiệp của họ còn lớn hơn. Trong điều kiện nh vậy, kinh tế trang trại đợc phát triển. Đến nay cha có số liệu thống kê chính xác về số lợng trang trại. Theo báo nông nghiệp Việt Nam tác giả mai Thanh Hải cho biết: tính đến nay cả nớc có khoảng 115000 trang trại, trong đó có khoảng 100.000 trang trại ở vùng miền núi, trung du và tây nguyên.
- ở tỉnh bình phớc có diện tích đất lâm nghiệp lớn bình quân 6,65 ha/hộ, nếu tính riêng đất nông nghiệp bình quân 2,64 ha/hộ ở tỉnh Bình D- ơng có số bình quân tơng ứng là 3,28 và 3,17 ha/hộ. Đến nay 2 tỉnh này có khoảng 2539 trang trại trong đó có 1780 trang trại có quy mô từ 5 – 10ha, 533 trang trại quy mô 10 - 20 ha, 156 trang trại quy mô từ 20 - 30 ha và diện tích trên 30 ha có 70 trang trại. Các trang trại đợc phát triển ở hầu hết các vùng, các huyện của tỉnh Bình Dơng, nới có diện tích đất đai rộng nh bến cat, tân uyên.
- ở tỉnh Lâm Đồng, có trên 1000 trang trại, trong đó các trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện Duy linh, Lâm hà, Bảo lộc, xã Phú sơn( Lâm hà ): 100% số hộ làm trồng cà phê với diện tích bình quân 1,5ha/hộ trong đó 50% số hộ có diện tích hơn 20 ha, hộ lớn nhất có diện tích 30ha.
- Các tỉnh phía bắc nh Lào cai, Yên bái, Sơn la mỗi tỉnh đều có từ 1000 - 1500 trang trại với quy mô phổ biến từ 3ha trở lên và cây trồng chủ yếu là cây ăn quả có giá trị cao và rừng nguyên liệu cho công nghiệp, rừng phòng hộ...
- ở vùng ven biển phía bắc có những ng trại có diện tích trên 100ha. Những trang trại gia đình có diện tích lớn thờng là hộ nhận thầu hoặc khai hoang ruộng đất, mặt nớc vùng cửa sông, ven biển để nuôi tôm, cua cá, rau. ở ven biển miền trung thuộc các địa phơng từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, nhìn chung diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các hộ là nhỏ, bình quân chỉ khoảng 1ha/hộ lớn nhất khoảng trên dới 10ha, vì vùng này có diện tích cửa sông và vùng triều hep. Vùng ven biển miền đông nam bộ và ĐBSCL, có
diện tích bình quân mỗi ng trại có khoảng 2 - 5ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ngọc Biển (Cà Mau).
- ở vùng đồng bằng và đặc biệt ven các đô thị lớn, do đất ít nên trang trại phát triển chủ yếu theo hớng nuôi trồng các cây con có giá trị kinh tế cao nh hoa. Cây cảnh, nuôi baba, ếch, lơn... nhng các trang trại loại này phát triển muộn hơn và với tốc độ chậm.
Trong những năm qua, cũng nh trên phạm vi cả nớc, ở vùng ngoại thành Hà Nội chủ trơng mở rộng phát triển kinh tế nhiêu thành phần và hộ nông dân đã xác định là đơn vị kinh tế tự chủ đã góp phần tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp, khai thác tối đa các tiềm năng về lao động, đất đai và tiền vốn ở nông thôn. Trên cơ sở đó, kinh tế trang trại ngoại thành đã xuất hiện từ những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cờng các yếu tố thâm canh và tổ chức sản xuất theo hớng sản xuất hàng hoá.
Sự hình thành kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội theo diễn biến chung của cả nớc, đồng thời cũng có những đặc thù riêng của các vùng ven đô, cũng nh ở thủ đô do vậy kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội ngoài những nét chung của trang trại nông nghiệp, còn mang những màu sắc riêng ở những trang trại ở các vùng ven đó. Theo tiêu thức đánh giá của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, những đặc trng cơ bản để nhận dạng kinh tế trang trại Hà Nội là:
- Có trình độ sản xuất tập trung hoá, chuyên môn hoá cao với tỷ suất sản phẩm hàng hoá đạt từ 70% trở lên.
- Có nhiều khả năng áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, đầu t sản xuất theo chiều sâu và có khả năng để mở rộng sản xuất.
- Sử dụng nguồn lao động của gia đình và có sử dụng lao động làm thuê.
Với tiêu chí nhận dạng nh trên, theo số liệu của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thì các vùng ngoại thành hiện có 1632 trang trại, trong đó ngành trồng trọt có 250 trang trại, ngành chăn nuôi lợn có 1130 trang trại, chăn nuôi bò sữa có 13trang trại, chăn nuôi gà công nghiệp có 200trang trại chăn nuôi trồng trọt hỗn hợp có 30 trang trại.