Chính sách đầu tư tài chính đối với HTXNN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay ppt (Trang 82 - 83)

Vốn đầu tư là nhu cầu cấp thiết cho hoạt động của các HTXNN cũng như các nông hộ và trang trại gia đình. HTXNN có hai nguồn vốn cung cấp: vốn nội bộ HTX và nguồn vốn từ bên. Qua thực tế các HTXNN trong tỉnh, nguồn vốn từ nội bộ rất nhỏ bé. Nguồn vốn bên ngoài trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào hệ thống cung cấp tín dụng phục nông nghiệp, nông thôn, bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Chính sách xã hội, 78 quỹ tín dụng nhân dân ở cơ sở, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của Kho bạc nhà nước, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị cung cấp chủ yếu (chiếm khoảng gần 90% thị phần tín dụng). Tuy nhiên, cho đến nay hầu như các HTXNN trên địa bàn tỉnh đều chưa đ- ược vay vốn trực tiếp của ngân hàng thương mại quốc doanh. Các nguồn vốn khác từ các đoàn thể, quỹ hỗ trợ,… thì bị phân tán, đi thẳng theo các chương trình dự án đến nông hộ,

trang trại gia đình, ít liên quan đến vốn HTXNN.

Như vậy, cả nguồn vốn từ bên ngoài và bên trong đều chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các HTXNN kiểu mới hoạt động. Tình trạng thiếu vốn xảy ra ở hầu hết các HTXNN trong tỉnh, gây khó khăn cho các tổ chức kinh tế này hoạt động. Ngoài ra, nhu cầu về vốn đối với kinh tế nông hộ và trang trại gia đình cũng là đòi hỏi hết sức cấp thiết. Do vậy, thông qua chính sách đầu tư tài chính, Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân và các HTXNN có vốn hoạt động.

Nhà nước chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại quốc doanh tạo điều kiện thuận lợi cho HTXNN sau chuyển đổi và HTXNN mới thành lập được vay vốn bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác; các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn đối với hộ nông dân, HTXNN; các HTXNN được thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cho phép các HTXNN được vay vốn từ các chương trình, dự án quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, được làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn để tiếp nhận và sử dụng vốn. Đồng thời, coi trọng việc củng cố và phát triển HTX, quỹ tín dụng nông thôn theo tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 13-10-2000. Tăng cường hình thức tín chấp thông qua các đoàn thể quần chúng và chính quyền cấp xã để các hộ khó khăn được vay vốn sản xuất. Cho phép HTXNN được huy động vốn và cho vay nội bộ. Tăng cường kiểm soát, chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Nhà nước cần dành một tỷ lệ thích đáng ngân sách đầu tư cho HTXNN như đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ HTX và lao động nông thôn, đổi mới công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, nhằm tạo điều kiện pháp lý cho thị trư- ờng tài chính ở nông thôn phát triển lành mạnh, đúng hướng, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình và kinh doanh của các HTXNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay ppt (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)