Bên cạnh những thành tựu là chủ yếu, sau khi chuyển đổi hoặc thành lập theo Luật, nhiều mô hình HTXNN kiểu mới đã bộc lộ những khó khăn và hạn chế trong hoạt động. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể:
Thứ nhất, hầu hết các HTXNN kiểu mới đều thiếu vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật để triển khai các hoạt động dịch vụ. Theo kết quả điều tra của sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Thái Bình, đến ngày 31/12/2005, bình quân 1 HTXNN chỉ có 1.043.487 nghìn đồng vốn, chia ra: 581.737 nghìn đồng tài sản cố định và 461.750 nghìn đồng vốn lưu động. Tài sản cố định chủ yếu là các công trình thủy lợi, phần lớn là hệ thống kênh mương nội đồng đã xuống cấp, tiếp nhận từ các HTXNN kiểu cũ chuyển sang. Vốn lưu động vừa
ít, lại chỉ tồn tại trên sổ sách, còn thực tế là các khoản nợ. Trong đó bình quân: tiền mặt, tiền gửi là 76.367 nghìn đồng; phải thu của khách hàng, hộ xã viên, thu khác là 352.055 ngàn đồng; hàng tồn kho là 27.395 ngàn đồng; nợ phải trả là 239.308 ngàn đồng [35]. Với nguồn vốn lưu động như vậy, các HTXNN kiểu mới rất khó khăn trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ với quy mô lớn, phạm vi rộng. Vốn đã ít nhưng nguồn vốn hình thành lại không ổn định, trong đó vốn góp của xã viên mới rất ít về số lượng, lại chủ yếu là giá trị tài sản và đầu tư dài hạn của HTX cũ chuyển sang.Tình trạng đó, một mặt, do họ còn nghèo, mặt khác, do họ không muốn đóng góp thêm vì chưa tin tưởng vào HTX. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã ít (44,25%) lại chủ yếu là tài sản lưu động phải thu và khó thu (76,2%). Do vậy, nhiều HTXNN chỉ làm trung gian giữa tư thương hoặc các doanh nghiệp nhà nước với hộ nông dân. Trong khi đó, xã viên tham gia HTXNN kiểu mới cốt để lấy tiếng chứ không muốn góp vốn như luật định. Qua khảo sát các HTXNN đã chuyển đổi hoặc thành lập mới thì mức góp vốn của xã viên rất thấp, phổ biến từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng. Nhiều HTXNN chuyển đổi quy định luôn phần tài sản của HTXNN cũ chia cho xã viên là vốn điều lệ của xã viên mới, coi đó là vốn góp. Thực tế ở một số HTXNN cho thấy, vốn lưu động do xã viên đóng góp còn thấp hơn mức tối thiểu nên HTX không có vốn hoạt động (toàn tỉnh hiện nay còn 7 HTXNN ở tình trạng này). Nguyên nhân của tình hình đó là do nhiều HTXNN thực hiện chuyển đổi một cách hình thức, theo phong trào, lấy thành tích mà ít chú trọng đến thực chất, không thực hiện góp vốn theo quy định của Luật HTX.
Thứ hai, các HTXNN thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành các hoạt động dịch vụ. Thực tế cho thấy, các HTXNN hoạt động tốt, trước hết là những HTX có đội ngũ
cán bộ, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tâm huyết với HTX và ngược lại. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, năng lực quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ chủ chốt của các HTXNN chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Trình độ văn hóa, KHCN và quản lý kinh tế của chủ nhiệm, kế toán, kiểm soát HTXNN đều còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các HTX nói chung, nhất là HTXNN kiểu mới. Phần lớn cán bộ của các HTXNN chuyển đổi chưa có kiến thức kinh tế thị trường nhưng chưa đ- ược đào tạo lại hoặc bồi dưỡng theo chương trình của Nhà nước. Mô hình đào tạo cán bộ HTXNN do trường trung cấp nông nghiệp Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ) tổ chức cũng giới hạn về phạm vi, khó khăn về kinh phí, về nội dung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở tr- ường lớp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đôi khi chưa phù hợp… nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển HTXNN dịch vụ. Sự lúng túng và chậm trễ của các ngành, các cấp, kể cả ngành chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề đào tạo, bồi dư- ỡng cán bộ HTXNN là nguyên nhân chính.
Biểu 2.1: Trình độ cán bộ HTXNN ở Thái Bình, năm 2005
Chức vụ Trình độ Chủ nhiệm HTX Phó chủ nhiệm HTX Kế toán trưởng Trưởng ban Kiểm soát Đại học, cao đẳng 20% 9,1% 17,3% 5,3% Trung cấp 40,8% 19,8% 67,9% 18,5% Chưa qua đào tạo 30,1% 71,1% 14,8% 76,2%
Nguồn: [35].
Mặt khác, ở nhiều xã việc bố trí cán bộ HTX còn mang tính áp đặt từ phía chính quyền địa phương, cùng với chế độ đãi ngộ đối với cán bộ HTX không tốt nên nhiều cán bộ có năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh tìm mọi cách chuyển sang làm công tác chính quyền, không khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ phục vụ HTX lâu dài.
Do trình độ hạn chế nên một số ban quản trị HTX rất ngại mở mang hoạt động dịch vụ, thậm chí có HTXNN đem tiền vốn góp của xã viên gửi ngân hàng lấy lãi ít ỏi. Trong khi đó, hộ xã viên có nhu cầu được hỗ trợ nhưng HTX lại không thể đáp ứng được nhu cầu đó, dẫn đến kinh tế hộ kém phát triển, thu nhập thấp. Cũng bởi hạn chế về trình độ nên sau khi chuyển đổi rất nhiều HTXNN lúng túng không biết hoạt động dịch vụ như thế nào cho hiệu quả. Một số HTX tồn tại một cách hình thức, có mở ra các hoạt động dịch vụ
song không hiệu quả, thậm chí còn lỗ vốn.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế và thu nhập của phần lớn các HTXNN kiểu mới rất thấp, sức hấp dẫn kém. Số HTXNN chuyển đổi thành công, hoạt động có hiệu quả còn ít. Doanh
thu bình quân 1 HTXNN hiện nay đạt 878.660 ngàn đồng /năm. Số HTX kinh doanh có lãi là 266 HTX (84,4%) và lãi bình quân 1 HTX là 28.619 ngàn đồng/năm, không đủ vốn tích lũy để tái đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng ngành nghề dịch vụ. Số HTXNN sau chuyển đổi hoạt động cầm chừng, yếu kém còn khá nhiều. Đến ngày 31-12-2004, toàn tỉnh còn 34 HTXNN kinh doanh bị lỗ, bình quân 1 HTX lỗ 8.601 nghìn đồng. Tỷ lệ HTXNN có lãi tuy khá cao và tăng dần qua các năm nhưng mức lãi từ dịch vụ quá thấp. Một số HTX lớn tiêu biểu cho phong trào chung của cả tỉnh, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn thấp (có 4 HTXNN lãi cao nhất là HTX Thái Thịnh - Thái Thụy lãi 138 triệu đồng; Nguyên Xá - Vũ Thư lãi 124 triệu đồng; An Ninh - Tiền Hải lãi 120 triệu đồng; HTX Thống Nhất - An Khê - Quỳnh Phụ lãi 105 triệu đồng). Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các HTXNN kém sức cạnh tranh nên phát triển chậm. Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu của các HTXNN đều rất thấp. Thu nhập và đời sống của xã viên, cán bộ HTX còn thấp nên sức thu hút hộ nông dân tham gia HTX chưa cao. Cho đến nay, hầu hết các HTXNN mới chỉ đảm nhiệm được dịch vụ tưới, tiêu nước, bảo vệ thực vật, giống cây và cung ứng vật tư nông nghiệp cho kinh tế hộ, còn các dịch vụ khác vẫn do xã viên tự lo liệu. Thu nhập của các HTXNN kiểu mới chủ yếu là từ dịch vụ t- ưới tiêu, nhưng thực chất đây chỉ là hoạt động thu hộ thủy lợi phí cho DNNN. Để có nguồn thu cho lao động làm dịch vụ tưới tiêu, HTX phải tìm cách giảm bớt diện tích ký hợp đồng với trạm thủy nông, tăng thêm khoản thu thủy nông nội đồng, dễ phát sinh tiêu cực. Nếu tình trạng này kéo dài thì nhiều HTXNN làm dịch vụ tưới tiêu hoặc sẽ hết vốn hoặc buộc phải tăng thu các khoản khác để bù vào, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của xã viên. Đến nay, thu nhập bình quân của một cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới ở Thái Bình mới chỉ đạt khoảng 350 - 400 ngàn đồng/tháng. Thu nhập của lao động dịch vụ còn thấp hơn nên tính ưu việt của các HTXNN kiểu mới chưa được thể hiện rõ.
Thứ tư, quy mô HTXNN còn quá nhỏ, tài sản nghèo, kỹ thuật lạc hậu. Năm 2004
ngàn đồng (trong đó, tài sản lưu động bình quân là 461.750 ngàn đồng; nợ phải trả bình quân là 239.308 ngàn đồng); bình quân 1 HTX chỉ có 22 lao động dịch vụ, chủ yếu là lao động thủ công với công cụ thô sơ [34]. Máy móc, thiết bị và công cụ của các HTX ít về số lượng, kém về chất lượng, chủ yếu do các HTXNN cũ chuyển sang nên không phát huy được. Do vậy, khả năng phát triển các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân của các HTXNN kiểu mới là rất hạn chế. Còn xã viên thì tuy được coi là hộ nông dân tự chủ nhưng tư liệu sản xuất, vốn liếng và trình độ sản xuất yếu kém, không thích ứng với yêu cầu của CNH, HĐH và chuyển sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
Thứ năm, nhiều HTXNN chỉ tồn tại trên danh nghĩa, hình thức là chủ yếu. Một số
HTXNN chuyển đổi một cách hình thức về tổ chức, chưa có sự chuyển biến cơ bản về nội dung và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Số khác được thành lập nhưng chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cũng không phát huy được vai trò của mình, hoạt động cầm chừng hoặc tồn tại hình thức. Số HTXNN kiều này còn nhiều. Theo kết quả điều tra, hiện nay cả tỉnh còn 49 HTXNN (15,5%) hoạt động không hiệu quả, thực chất là tồn tại một cách hình thức.
Thứ sáu, cơ cấu hoạt động dịch vụ của HTXNN chưa hợp lý, phạm vi còn hẹp, chủ yếu là những dịch vụ mang tính công ích, bắt buộc như thủy lợi, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật, dịch vụ thú y; các dịch vụ khác do hộ nông dân tự lo liệu. Một số HTX mang tên
HTXNN nhưng tỷ lệ làm dịch vụ nông nghiệp rất ít mà chủ yếu làm dịch vụ điện nông thôn, tín dụng nông thôn, vì hai dịch vụ này có lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, các dịch vụ quan trọng nhất là dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp thì nhiều HTX không đưa vào nội dung hoạt động. Đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân nói chung, hộ xã viên nói riêng - một khâu tuy khó khăn nhưng rất quan trọng, là động lực kinh tế cơ bản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nhưng số lượng các HTX tham gia còn rất ít. Theo số liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay toàn tỉnh mới có 49 HTX (15,5%) đang hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, trong đó, có 37 HTX làm dịch vụ có lãi. Đây cũng là khâu yếu nhất làm giảm tính vượt trội, vai trò to lớn của HTXNN.