Vai trò của Đảng và chính quyền địa phương đối với sự ra đời và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay ppt (Trang 60 - 64)

hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình

Sau khi có Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 24-5-1996 về phát triển kinh tế hợp tác và HTX trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã có Thông báo số 03, ngày 20-7-1996 về "đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hợp tác xã nông nghiêp". Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, giao cho Ban Kinh tế Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng một số ban, ngành liên quan làm thí điểm chuyển đổi 14 HTXNN trên phạm vi toàn tỉnh. Như vậy, việc chuyển đổi 14 HTX nói trên được tiến hành trước khi có Luật HTX, nhưng trong quá trình thực hiện đã điều chỉnh theo luật, nghị định và các hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

điểm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HTXNN và chuyển đổi HTXNN theo Luật HTX. Từ kết quả thí điểm ở 14 HTX đối chiếu với Luật HTX, Nghị định 16/CP, Nghị định 43/CP của Chính phủ thì mô hình HTXNN ở Thái Bình là HTX dịch vụ nông nghiệp, xóa bỏ thu quỹ theo đầu sào, bầu Ban quản trị, xã viên tự nguyện gia nhập và góp cổ phần; HTX tổ chức dịch vụ khâu nào thì thanh toán theo khâu đó trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật. Trên cơ sở kết quả thí điểm, ngày 12 tháng 7 năm 2000, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết số 11-NQ/TU về việc chuyển đổi HTXNN theo Luật HTX để thống nhất nhận thức và hành động, lãnh đạo công cuộc chuyển đổi HTXNN trong toàn tỉnh. Trên cơ sở Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy, ngày 21 tháng 9 năm 2000, UBND tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định số 944/QĐ-UB về việc ban hành một số quy định về chuyển đổi HTXNN theo Luật HTX; giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể bằng văn bản để thi hành quyết định. UBND huyện, thị xã căn cứ quy định của UBND tỉnh và hướng dẫn của sở, ngành liên quan để chỉ đạo các xã, HTXNN tổ chức thực hiện. Ngày 26 tháng 10 năm 2000, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình đã ra Hướng dẫn số 271/HD-NN về chuyển đổi HTXNN theo Luật HTX. Trên tinh thần Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành đã vào cuộc; Ban chỉ đạo chuyển đổi HTXNN theo Luật HTX của tỉnh, các huyện, thị xã và các xã được thành lập. Thành phần Ban chỉ đạo chuyển đổi HTXNN ở cơ sở gồm: đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó trưởng ban, đồng chí Chủ nhiệm HTXNN làm Phó trưởng ban thường trực, Trưởng các ngành: Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ… làm ủy viên. Ban chỉ đạo chuyển đổi HTXNN ở cơ sở do Ban chỉ đạo chuyển đổi HTXNN của huyện, thị xã ra quyết định thành lập. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các đoàn thể nhân dân từ tỉnh, đến huyện, tới các xã, đã tạo thành phong trào mạnh mẽ, đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi HTXNN theo Luật. Đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi xong 315/318 HTXNN (99%). Có thể đánh giá khái quát vai trò của Đảng và chính quyền đối với sự ra đời và phát triển HTXNN kiểu mới ở Thái Bình như sau:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, kịp thời tổ chức đưa Luật HTX vào thực hiện trong cuộc sống;

- Xã viên HTX đã bước đầu hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng đối với HTXNN, thấy được sự khác nhau cơ bản giữa HTXNN kiểu mới và HTXNN theo mô hình cũ, tự nguyện tham gia HTX kiểu mới vì lợi ích thiết thực của mình;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp tăng cường phối kết hợp, hỗ trợ HTXNN trong việc thực hiện các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; cơ chế chính sách ưu đãi đối với HTXNN từng bước được thực hiện, tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để HTX phát triển.

* Hạn chế, tồn tại:

- Việc triển khai tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và việc giải thích mô hình HTXNN kiểu mới chưa được quan tâm đúng mức;

- Nhà nước vừa lúng túng, vừa buông lỏng trong tổ chức chỉ đạo, chưa làm tốt việc tổ chức thi hành Luật HTX và một số chính sách đã ban hành, chưa quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho HTXNN;

- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTXNN từ tỉnh đến huyện, xã còn rất yếu. Phòng Chính sách thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ có 5 cán bộ nhưng phải kiêm nhiệm cả chức năng quản lý nhà nước đối với HTXNN; mỗi huyện có 1 cán bộ kiêm nhiệm chức năng này; do vậy, công tác hướng dẫn, cũng như hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật và các chính sách về HTXNN, nhất là các vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các HTXNN chưa được UBND các cấp quan tâm giải quyết kịp thời;

- Chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp. Chính vì vậy, các HTXNN ở Thái Bình mặc dù đã được chuyển đổi theo Luật HTX, nhưng hoạt động vẫn rất kém hiệu quả.

Như vậy, sau 5 năm chuyển đổi và phát triển theo Luật (2000 - 2005), HTXNN ở Thái Bình đã được chuyển đổi về cơ bản và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những kết quả và khởi sắc đó bước đầu đã tạo ra nhận thức mới trong đại bộ phận nông dân và cán bộ về hình thức, nội dung và vai trò của mô hình HTX theo Luật HTX. Chúng là tiền đề quan trọng và đang mở ra khả năng thực tế để xử lý vấn đề HTXNN hiện nay, đã tạo ra hướng đi mới cho kinh tế hợp tác trong thời gian tới; đồng thời chứng minh sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đường lối, chính sách kinh tế và mô hình HTXNN kiểu mới, góp phần phá vỡ bế tắc trong định hướng phát triển HTXNN về hình thức tổ chức, cơ chế quản lý và nội dung hoạt động phù hợp quy luật khách quan và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Bình hiện nay. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi và phát triển HTXNN kiểu mới ở Thái Bình trong thời gian qua còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển sức sản xuất; phần nhiều HTXNN chuyển đổi còn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển biến nhiều về nội dung hoạt động; nội lực của HTX còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hộ xã viên và đòi hỏi của thị trường.

Thực trạng yếu kém trên có nguyên nhân từ trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất, nhưng phần quan trọng hơn là do những thiếu sót, khuyết điểm của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương về công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện chuyển đổi HTXNN theo Luật; sự thiếu đồng bộ, kịp thời về cơ chế, chính sách; sự chậm trễ trong việc khắc phục những tồn tại do lịch sử để lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của HTXNN kiểu mới.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải xác định được các phương hướng và giải pháp đúng đắn, sát thực để phát triển HTXNN; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, giúp đỡ của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân nhằm đảm bảo hiện thực hóa các phương hướng và giải pháp đó trong thực tiễn.

Chương 3

PHƯƠNG Hướng và giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay ppt (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)