Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay ppt (Trang 56 - 60)

Một là, nguyên nhân về nhận thức.

- Đa số nông dân nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về Luật HTX và vai trò của HTXNN đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn đầy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bản thân xã viên HTX (thường ở các HTX chuyển đổi) chưa nhận thức đầy đủ hai mặt: lợi ích và trách nhiệm cá nhân đối với bộ phận kinh tế tập thể HTX. Họ tham gia HTX hoặc vì tâm lý ỷ lại, quen được bao cấp, muốn được HTX hỗ trợ về mặt dịch vụ, trông chờ sự hỗ trợ từ phía HTX và Nhà nước (đây là xu hướng khá phổ biến); hoặc vì đã đóng góp tài sản cho HTX cũ; hoặc vì chính quyền địa phương yêu cầu (ở những nơi xây dựng HTX theo phong trào) hoặc vì tình làng nghĩa xóm, vì sợ những quy kết chính trị, đạo đức từ phía chính quyền sở tại và xã hội. Cũng vì những lý do đó mà xã viên HTX ít quan tâm đến trách nhiệm đóng góp của bản thân cho các hoạt động của HTX. Thêm vào đó, những ấn tượng nặng nề về mô hình HTXNN kiểu cũ vẫn còn ám ảnh họ nhưng chưa được giải tỏa.

- Nhận thức của bản thân các cán bộ chủ chốt trong HTX về mô hình HTXNN kiểu mới còn chưa rõ nên lúng túng về phương pháp chuyển đổi, nhất là nội dung hoạt động. Trong chỉ đạo ở các xã, nhiều cán bộ HTX vẫn còn tư tưởng nóng vội, chạy theo phong trào, coi trọng số lượng hơn chất lượng, dẫn đến hình thức. Do thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về cán bộ, về cơ sở vật chất - kỹ thuật và về tuyên truyền, vận động quần chúng nên nhiều HTX chuyển đổi xong nhưng hoạt động vẫn khó khăn, kém hiệu quả. Có HTXNN coi việc chuyển đổi chỉ là một sự đổi tên hơn là đổi nội dung và tính chất hoạt động, "bình mới, rượu cũ". Điều lệ HTX quy định xã viên vào HTX phải đóng góp vốn, nhưng trên thực tế, nhiều HTX, nhiều xã viên không thực hiện.

Hai là, một số tồn tại do lịch sử để lại nhưng chậm được khắc phục.

- Đa số các HTXNN (99%) trên địa bàn tỉnh đã được chuyển đổi hoặc thành lập mới theo Luật HTX, nhưng hiệu quả kinh tế thấp nên chưa có sức hấp dẫn đối với hộ nông dân, chưa tạo được lòng tin với tổ chức kinh tế khác như ngân hàng (kết quả sản xuất - kinh doanh thấp, tỷ lệ nợ quá hạn của HTXNN ở mức cao so với các thành phần kinh tế

khác)… Tính hơn hẳn của các HTXNN về dịch vụ cũng chưa đều và thu nhập của xã viên chưa cao nên tính ưu việt của kinh tế hợp tác còn hạn chế.

- Nhiều HTXNN vẫn còn vi phạm nguyên tắc quản lý dân chủ, công khai tài chính theo quy định của Luật và Nghị quyết của Đại hội xã viên. ở nhiều HTX, một số cán bộ HTX lại lợi dụng kinh tế tập thể để mưu lợi cá nhân làm cho kinh tế HTX vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Căn bệnh này tương đối phổ biến và kéo dài từ những năm trước đổi mới song chưa thể xóa ngay được. Công nợ của HTX chưa được giải quyết dứt điểm theo Thông tư số 31 của Bộ Tài chính; chế độ trả một lần cho cán bộ HTX, nhất là cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời kì 1996 - 1998 và cán bộ HTX chuyển sang làm công tác Đảng, chính quyền không được tính thời gian liên tục và chưa được thanh toán phụ cấp cho thời gian công tác ở HTX (mỗi năm công tác được thanh toán bằng 1 tháng phụ cấp)… Các khoản nợ của HTX đã làm cản trở quá trình đổi mới và phát triển HTX

- Sự can thiệp của cấp ủy và chính quyền cấp xã, thôn vào công việc nội bộ và hoạt động của HTXNN còn phổ biến. Không ít xã chưa nhìn nhận đúng vai trò HTX là tổ chức kinh tế tự chủ của người lao động và hộ nông dân xã viên, thậm chí vẫn xem HTX là tổ chức xã hội hay công cụ của chính quyền cơ sở, quy định sự đóng góp kinh tế của HTX, can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, vào việc lựa chọn cán bộ HTX, quy định l- ương của chủ nhiệm và các cán bộ HTX… Những can thiệp đó là trái luật nhưng chậm đ- ược khắc phục nên đã ảnh hưởng đến quyền tự chủ của HTX trong sản xuất - kinh doanh, giảm hiệu lực của bộ máy quản lý và hiệu quả dịch vụ của HTXNN.

Ba là, nguyên nhân về tổ chức chuyển đổi và thành lập mới HTX NN.

- Vai trò của tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể ở địa phương trong việc giáo dục, tuyên truyền cho nông dân về mô hình HTXNN kiểu mới còn yếu. Do vậy, đại bộ phận nông dân chưa hiểu được nguyên tắc tổ chức, quản lý HTXNN, không nhận thức đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ của mình đổi với HTX.

- Việc chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình chuyển đổi HTXNN vừa yếu, vừa chưa đồng bộ. ở nhiều xã, Chủ tịch UBND xã "khoán trắng" công tác chuyển đổi HTXNN cho chủ nhiệm HTX; trong khi đó, theo quy định của Chính phủ, Chủ tịch UBND

các cấp là Trưởng ban chỉ đạo đổi mới mô hình HTXNN.

- Việc theo dõi và điều chỉnh những sai lệch của các HTX trong và sau chuyển đổi chưa được đặt thành nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, cần thiết và chưa xác định rõ tổ chức nào có trách nhiệm trong việc này ở các huyện. Theo Nghị định 16/CP ngày 21-2- 1997, trách nhiệm thụ lý hồ sơ và cấp Đăng ký kinh doanh cho các HTX chuyển đổi và thành lập mới là phòng kế hoạch và đầu tư các quận, huyện trong cả nước; nhưng việc theo dõi, phát hiện những sai trái và xử lý kịp thời chưa quy định rõ cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm. Vì vậy, hiện nay việc chuyển đổi các HTX được xác định là hoàn thành khi các HTX cũ nhận giấy Đăng ký kinh doanh, còn sau đó HTX hoạt động thế nào và những vấn đề gì phải xử lý tiếp theo thì chưa được đề cập.

- Việc sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong triển khai Luật HTX ở các huyện làm chưa được nhiều và không đồng bộ. Việc không kịp thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, để HTXNN nhiều nơi tan rã hoặc chỉ còn là hình thức đã cản trở sự phát triển của sản xuất và HTXNN.

Bốn là, nguyên nhân về cơ chế, chính sách.

Tuy Luật HTX đã được Quốc hội thông qua từ năm 1996, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã khẳng định rõ vai trò nòng cốt của HTX, nhưng đến nay, nhận thức của các ngành, các cấp về vấn đề này vẫn chưa tương xứng. Nhiều cơ chế và chính sách vĩ mô chưa có tác dụng khuyến khích kinh tế HTXNN phát triển, rõ nhất là các chính sách tài chính, ngân hàng, đất đai. Nhận thức về vai trò kinh tế HTX và tính độc lập tự chủ của kinh tế hộ nông dân vẫn chưa thống nhất; trong đó, việc xem nhẹ vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn khá phổ biến. Do vậy, tuy là một bộ phận quan trọng của nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng HTXNN chưa nhận được những hỗ trợ cần thiết, hiệu quả; thậm chí còn có sự phân biệt đối xử so với doanh nghiệp nhà nước (ví dụ: Nhà nước có chính sách giao vốn ban đầu cho doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó không có chủ trương hỗ trợ vốn tối thiểu cho HTXNN). ở một số xã, chính quyền chạy theo phòng trào, thành lập HTXNN bằng sự chỉ đạo chủ quan, do đó đã "sinh ra" những HTX không có sức sống.

- Nhiều văn bản quản lý nhà nước đối với HTX được ban hành, song không có hoặc chậm có văn bản hướng dẫn nên không triển khai được trong thực tế như các chính sách về xử lý nợ tồn đọng đối với HTX cũ đã chuyển đổi, về thuế, về đất đai, về chế độ tài chính trong đào tạo cán bộ HTX, về tín dụng, về bảo hiểm… Ví dụ, Nghị định 15/CP ngày 21-2- 1997 của Chính phủ về khuyến khích phát triển HTX quy định rất nhiều ưu đãi cho HTX so với các thành phần kinh tế khác như ưu đãi về thuê đất trong đó có đất làm trụ sở; tạo điều kiện cho các HTX vay vốn ưu đãi; chính sách đào tạo; cơ chế liên doanh, liên kết với các tổ chức và đơn vị khác…nhưng hầu hết các HTXNN vẫn không được hưởng.

- Đội ngũ cán bộ quản lý của HTXNN kiểu mới rất thiếu và yếu nhưng Nhà nước lại chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách đối với cán bộ HTXNN.

- Quan hệ giữa HTX với các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất hợp lý nh- ưng chậm sửa đổi, nên thiếu vốn nhưng rất khó vay vì HTXNN không có tài sản thế chấp. - Vấn đề xây dựng, bồi dưỡng, hỗ trợ về kỹ thuật để hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTXNN chưa được các cấp và các ngành quan tâm đúng mức; tính tự phát trong vấn đề chuyển đổi và thành lập mới HTXNN còn phổ biến.

- Cho đến nay, các chế độ hạch toán kinh tế, kiểm tra, kiểm soát, báo cáo kế toán, thống kê… dùng trong các HTXNN vẫn chưa được nghiên cứu và ban hành phù hợp với Luật HTX, do vậy việc thực hiện chúng mang tính tùy tiện, tự phát, không đầy đủ và không thống nhất giữa các HTX.

- Về Luật HTX, tuy đã có nhiều bổ sung sửa đổi song vẫn còn một số nội dung ch- ưa có sức hấp dẫn đối với hộ nông dân và với các HTXNN đang hoạt động. Nếu HTXNN chỉ làm chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ, không làm chức năng sản xuất - kinh doanh thì phạm vi và hiệu quả kinh tế sẽ rất hạn chế. Vấn đề HTX có phải là doanh nghiệp hay không cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong thực tế, Luật HTX kể cả nội dung mới sửa đổi trong năm 2003 vẫn chậm đi vào cuộc sống và chưa hấp dẫn đối với hộ nông dân.

trọng nhất là tăng cường vai trò của Nhà nước đối với HTX cả về cơ chế, chính sách, trong đó có vấn đề tiếp tục hoàn thiện Luật HTX và các văn bản dưới luật, đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ, hoàn thiện bộ máy quản lý HTX ở các cấp.

Năm là, tình hình sản xuất phân tán, tự cấp tự túc, tự phát trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn còn phổ biến trong phần lớn các hộ nông dân.

Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn Thái Bình năm 2003 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân một nhân khẩu khoảng 573 m2/ người (riêng diện tích trồng lúa khoảng trên 100 m2/ người). Diện tích đất canh tác tính bình quân một hộ nông nghiệp chỉ từ 6 - 8 sào Bắc Bộ (khoảng 2160 m2 - 2880 m2 đất), nhưng lại bị phân thành nhiều thửa ruộng (trung bình 3 thửa) nên sản xuất nông nghiệp còn manh mún. Sản lượng lương thực hàng năm thường xuyên đạt trên 1 triệu tấn, nhưng mới chỉ có trên 30 vạn tấn lương thực là hàng hóa, chất lượng chưa đảm bảo nên không xuất khẩu được. Như vậy, bình quân ruộng đất thấp, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên nhu cầu dịch vụ và liên kết giữa hộ nông dân với HTX, DNNN chưa cấp bách. Do vậy, sự gắn bó giữa xã viên với HTXNN còn rất mờ nhạt, không vững chắc. Tình trạng xã viên danh nghĩa còn tồn tại phổ biến ở khắp các HTXNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay ppt (Trang 56 - 60)