Tạo dựng được sự quan tâm của các cấp: UBND huyện, Phòng GD ĐT, Sở tài chính về việc hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 95 - 98)

ĐT, Sở tài chính về việc hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất trường học.

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương về kinh phí, nhân lực giúp tăng cường cơ sở vật chất theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.

- Sự QL chặt chẽ của nhà trường về việc sử dụng đảm bảo có hiệu quả các thiết bị, bảo quản tốt thiết bị, có ý thức trách nhiệm trong sử dụng của công.

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường xã hội hóa giáo dục

* Mục tiêu biện pháp

- Phát huy được sức mạnh tập thể trong nhân dân, gia đình HS, các đoàn thể, tổ chức xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, sự liên quan mật thiết giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng của gia đình- nhà trường- xã hội nhằm đạt tới mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục.

- Phát huy sức mạnh, tiềm năng trí tuệ, sức lực vật chất trong nhân dân, huy động các lực lượng xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung, công tác dạy học trong nhà trường nói riêng.

- Phát huy nội lực của lực lượng GV, HS, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể trong nhà trường để tạo ra tài lực ,vật lực giáo dục nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng.

- Phấn đấu đến năm 2015 các trường THCS trong toàn huyện được trang bị cơ bản đủ về cơ sở vật chất, 80 % số trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, có đủ phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để thực hiện hoạt động dạy học một cách tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục.

* Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp. Lập kế hoạch

- Đánh giá khả năng nội lực, tìm hiểu các khả năng của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Xem xét mối quan hệ gia đình- nhà trường- xã hội, từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp vận động các bên cùng tham gia đóng góp sức người, của cải vật chất phục vụ công tác dạy học.

- Xem xét thực trạng nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí của nhà trường, sử dụng hợp lý, ưu tiên đầu tư thiết bị dạy học, thiết bị công nghệ thông tin, cơ sở vật chất khác.

- Tìm hiểu thực trạng các tổ chức kinh tế địa phương để có kế hoạch liên hệ hợp tác với họ.

- Dự kiến sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sao cho có hiệu quả nhất, dự kiến mục tiêu vận động, liên kết giữa các tổ chức và cá nhân trong

trường và ngoài nhà trường để huy động nguồn tài lực, vật lực. Dự kiến nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đối chiếu giữa nhu cầu và khả năng nói trên để xây dựng kế hoạch trang bị, sử dụng hợp lý và tiết kiệm.

Tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch

- Tuyên truyền trong nhân dân, các tổ chức xã hội trên điạ bàn nhằm thay đổi nhận thức về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, để có được sự chung sức, phối hợp với nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.

- Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bàn về việc tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đại biểu hội nghị là các cấp giáo dục ở địa phương, đại diện phụ huynh HS, các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế đóng trên địa phương. Hội nghị phải nêu lên được thực trạng và nhu cầu cần thiết về nguồn tài lực, vật lực. Đồng thời kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng và các lực lượng tham gia giáo dục khác.

- Phân công trách nhiệm và vận động tìm nguồn tài chính tiến hành khảo sát, mua sắm vật tư thiết bị. Tạo ra các điều kiện bổ trợ cho việc QL và sử dụng thiết bị như phòng thí nghiệm, sân bãi, người QL…Tổ chức cho GV và HS làm đồ dùng dạy học. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nhà trường chủ động và tự chịu trách nhiệm về huy động, QL cơ sở vật chất trong nhà trường.

- Phân công BGH nhà trường theo dõi, giúp đỡ và thiết lập các thủ tục hành chính để huy động nguồn tài lực vật lực. Xây dựng quy định về cho mượn và QL thiết bị dạy học nhằm sử dụng tối đa công suất của các thiết bị. Chấn chỉnh bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp quản lý, bảo quản cơ sở vật chất trong nhà trường.

- Tổ chức gặp mặt, hội thảo giữa Hội đồng sư phạm nhà trường với các đơn vị kinh tế địa phương để gắn kết, tạo mối quan hệ thân mật, tranh

thủ sự giúp đỡ của họ. Đồng thời kêu gọi tài trợ các đơn vị kinh tế địa phương dành cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn những xuất học bổng để các em có điều kiện học tập tốt.

- Tổ chức mua sắm và từng bước trang bị thiết bị dạy học theo kế hoạch, tu bổ, sửa chữa, xây dựng thêm các phòng chức năng, phòng thực hành để tạo điều kiện cho GV và HS có địa điểm khai thác, đọc tư liệu, sử dụng các thiết bị. Sử dụng triệt để nguồn ngân sách nhà nước chi cho những công việc trên.

- Triển khai mở rộng quan hệ liên kết với các cơ quan tổ chức và tổ chức có khả năng tài trợ hoặc cấp kinh phí cho trường, làm các thủ tục hành chính cần thiết để xin cấp phát hoặc xin tài trợ về tài lực, vật lực.

- Theo dõi tiến trình huy động. Động viên khuyến khích quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân trong trường có thành tích huy động nguồn kinh phí, tài lực, vật lực về cho nhà trường.

- Hướng dẫn mọi thành viên trong nhà trường thực hiện đúng quy định quản lý tài lực, vật lực.

- Phát huy tác dụng của ban thanh tra nhân dân và đội ngũ cán bộ quản lý trong việc giám sát các khoản thu, chi trong nhà trường cũng như việc tận dụng công suất CSVC&TBDH.

Để thực hiện thành công biện pháp trên, HT nhà trường nên lưu ý tạo dựng tốt các yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 95 - 98)