Giáo dục trung học cơ sở huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 39 - 44)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

2.1.2. Giáo dục trung học cơ sở huyện Tam Đảo

* Về quy mô trường lớp

Trải qua hơn 20 năm đổi mới (1986-2008), cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Tam Đảo nói riêng ngày càng được phát triển vững chắc. Hệ thống trường, lớp được xây dựng phân bố rộng khắp toàn huyện, đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân.

Năm học 2007-2008 huyện có 10 trường THCS với 162 lớp, 5405 HS các khối lớp, 01 trường Dân tộc nội trú, thực hiện đúng chủ trương của Bộ GD-ĐT là không để HS phải đi học xa quá 5-7km, vì vậy xã nào trong huyện cũng có một trường THCS và ít nhất một trường TH. Toàn huyện có 01 trường THCS chất lượng cao đào tạo những HS có thành tích xuất sắc trong học tập cấp THCS.

Bảng 2.1. Về quy mô lớp học, số lượng học sinh trong toàn huyện năm học 2007-2008 TT Trường Sè líp Số học sinh 1 Hå S¬n 13 3 3 3 4 388 209 98 94 94 102 2 Minh Quang 21 5 5 5 6 730 372 173 177 177 203 3 NguyÔn Tr·i 25 5 7 7 6 858 427 199 218 234 207 4 §¹i §×nh 20 4 5 5 6 780 364 187 202 182 209 5 Bå Lý 15 4 3 4 4 443 217 116 86 130 111 6 Yªn Dương 16 4 4 4 4 467 239 112 110 135 110 7 Tam §¶o (CLC) 8 2 2 2 2 219 113 60 59 58 42 8 Hîp Ch©u 12 3 3 3 3 448 226 94 120 115 119 9 §¹o Trï 28 6 8 8 6 1051 408 229 317 273 232 10 PTCS Tam §¶o 4 1 1 1 1 21 10 3 10 5 3 Tæng 162 37 41 42 42 5405 2585 1271 1393 1403 1338

(Nguồn: Nghiệp vụ THCS – Phòng GD- ĐT huyện Tam Đảo )

* Số lượng, chất lượng học sinh

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, giáo dục THCS Tam Đảo đã đạt được sự phát triển tương đối vững chắc, bước đầu đi vào ổn định đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân huyện Tam Đảo, số lượng học sinh tăng ổn định, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

- Về số lượng HS qua các năm học.

Bảng 2.2. Số lượng học sinh trung học cơ sở huyện Tam Đảo qua 6 năm học.

Năm học 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Số HS 6195 6218 6072 5773 5405 5027

(Nguồn: Nghiệp vụ THCS – Phòng GD- ĐT huyện Tam Đảo )

Số liệu trong bảng trên cho thấy, số HS THCS từ năm học 2003-2004 cho đến năm học 2007-2008 có chiều hướng giảm xuống và đi vào ổn định.

Về sự phân bố học sinh THCS trên toàn huyện: Số HS THCS tập trung nhiều nhất ở các khu vực kinh tế phát triển, địa bàn lớn và các xã có truyền thống hiếu học như: xã Tam Quan, Đạo Trù, Đại Đình, Minh Quang. Các xã có số lượng HS ít nhất là: Yên Dương, Hồ Sơn, thị trấn Tam Đảo.

Theo số liệu điều tra phổ cập THCS, tốc độ phát triển số lượng học sinh THCS tương đương so với tốc độ phát triển dân số trong độ tuổi từ 11- 15 tuổi. Điều này chứng tỏ nhu cầu học tập của con em nhân dân huyện Tam Đảo ngày càng tăng mạnh.

- Về chất lượng giáo dục.

Chất lượng GD-ĐT bậc học THCS ngày càng tăng, số HS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và số HS đạt giải qua các kỳ thi cấp huyện, tỉnh tăng đều qua các năm học, kết quả HS được công nhận hoàn thành cấp học hàng năm đều đạt trên 90%.

+ Năm học 2003-2004, tỉ lệ HS đạt hạnh kiểm Tốt 47,2%, Khá là 20,5%; Trung bình 28,7%; Yếu 2,4%, Kém 1,2%. Đến năm học 2007-2008 tỉ lệ HS đạt hạnh kiểm Tốt 63,2%, Khá 27,0%, Trung bình 8,7%, tỉ lệ HS yếu giảm xuống còn 1,1%, kém 0% .

+ Năm học 2003-2004 tỉ lệ HS đạt học lực Giỏi 2,1%, Khá là 22,5%; Trung bình 56,8%; Yếu 15.6 %, kém 3 %. Đến năm học 2007-2008 tỉ lệ HS đạt học lực Giỏi 3%, Khá 25,8%, Trung bình 57,8%, tỉ lệ HS yếu giảm xuống còn 13,2%, Kém 0,2%.

+ Năm học 2003-2004 số HS đạt giải trong các kỳ thi HS giỏi cấp huyện là: 74 em, cấp tỉnh là 27 em. Đến năm học 2007-2008 số HS giỏi huyện tăng lên 98 em, tăng lên 31 em.

Như vậy, nhìn chung chất lượng hai mặt giáo dục của bậc THCS trong năm năm trở lại đây của huyện Tam Đảo đã có sự chuyển biến đáng kể, song tốc độ tăng chưa ổn định, thiếu bền vững. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau, song nguyên nhân khách quan có lẽ vẫn là chất lượng đội ngũ và thiếu sự quan tâm của cán bộ QL giáo dục.

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm học sinh từ năm học 2003-2004.

Qua biểu đồ về kết quả xếp loại hạnh kiểm (biểu đồ1), học lực (biểu đồ 2.1) từ năm học 2003 đến năm 2008, chúng ta nhận thấy, về hạnh kiểm nhìn chung học sinh ở các trường trong huyện đều có tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt tương đối cao, tỷ lệ này tăng đều trong các năm học, số học sinh yếu kém về hạnh kiểm giảm. Điều này là một thuận lợi lớn cho công tác giáo dục tại Tam Đảo. Nhìn vào hai biểu đồ ta thấy quá trình phát triển được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2003 đến năm 2006, chất lượng hai mặt giáo dục có sự tăng đều qua các năm học. Giai đoạn 2 từ năm 2006 đến nay, giữa giai đoạn 1 và giai đọa hai có sự giảm sút về chất lượng hai mặt, điều này có thể được giải thích bởi nguyên nhân là khi chúng ta áp dụng chủ trương “hai không” của Bộ GD-ĐT, chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, nhờ đó chất lượng GD được đánh giá đúng thực trạng hiện tại của GD THCS huyện Tam Đảo, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và có biện pháp hợp lý hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w