QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 30 - 34)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC

QL CSVC , TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGUỒN KINH PHÍ

các em tiếp tục học lên THPT. Như vậy có thể nói mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS là mục tiêu kép: Vừa rèn luyện, hoàn thành nhân cách cho mỗi HS đồng thời cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản, toàn diện giúp các em tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc trở thành những lao động có ích cho đất nước.

* Nội dung giáo dục

Nội dung giáo dục ở trường THCS phải đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS theo như Luật giáo dục đã quy định, nội dung chương trình phải phù hợp với đặc điểm tâm lý nhận thức của HS.

Thời lượng dạy học trước hết phải đảm bảo dạy đủ, đúng nội dung môn học được quy định theo chương trình hiện hành. Nội dung giáo dục đảm bảo tính liên thông, kế thừa của các bậc học trước, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với sự phát triển đối với học sinh từng bậc học.

1.3.1.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

* Chất lượng giáo viên trường trung học cơ sở

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo thế hệ HS có kiến thức THCS tốt để tiếp tục học lên bậc học THPT, một bộ phận các em sẽ bước vào cuộc sống lao động, cũng như có một cơ sở vững chắc để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đòi hỏi đội ngũ GV THCS phải là những người có chuyên môn vững, nghiệp vụ sư phạm tốt.

- Người GV THCS phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có tư cách đạo đức đúng mực. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người GV, các giờ dạy theo sách giáo khoa hiện hành, người GV còn phải luôn luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung cập nhật thêm thông tin, tri thức mới.

- Đối với bậc học THCS, yêu cầu trình độ chuẩn với giáo viên là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Đại bộ phận đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ là đạt chuẩn và trên chuẩn, bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ số GV

có thâm niên công tác cao, được đào tạo từ trung cấp, hoặc hệ trung học, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công giảng dạy tại các nhà trường THCS.

* Cán bộ quản lý

Người cán bộ QL trực tiếp điều hành và QL nhà trường, do vậy CBQL giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy học của nhà trường.

QL và điều hành cũng được coi là yếu tố tác động đến chất lượng, bởi nó liên quan đến quá trình ra chính sách, tạo dựng bộ máy và quy trình QL để thực hiện các chính sách này. Khi xem xét QL, điều hành như một yếu tố chất lượng thì các cấu trúc, quá trình và quy trình ra chính sách, thực thi công tác QL là rất quan trọng.

1.3.1.3. Đối tượng tuyển sinh

Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường THCS thì chất lượng tuyển sinh đầu cấp có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, công tác tuyển sinh phải giúp nhà trường tuyển được những HS được công nhận đã hoàn thành chương trình học tập ở bậc tiểu học.

Trong thực tế hiện nay, ở các trường tiểu học miền núi nói chung, chất lượng HS sau khi hoàn thành bậc tiểu học còn rất thấp, điều này còn tồn tại do nhiều nguyên nhân: Trình độ dân trí ở các vùng này còn thấp, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục tiểu học chưa thỏa đáng, chất lượng dạy học còn chưa hiệu quả…, bên cạnh đó nguyên nhân về bệnh thành tích vẫn còn tồn tại, việc đẩy chất lượng lên để hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vẫn diễn ra ở một số nơi. Điều này dẫn đến chất lượng HS sau khi hoàn thành chương trình tiểu học rất thấp ở các khu vực miền núi. Chất lượng tiểu học thấp là một khó khăn rất lớn cho công tác tuyển sinh đầu vào của cấp THCS.

Chất lượng đầu vào thấp, khiến quá trình đào tạo kiến thức THCS gặp nhiều khó khăn, trình độ HS không đồng đều, không có kiến thức cơ bản để tiếp tục nắm bắt hệ thống kiến thức cao hơn, điều này dẫn đến tình trạng GV

THCS mất nhiều thời gian để củng cố lấp lỗ hổng về kiến thức cho HS, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học ở cấp THCS.

1.3.1.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học

Nhìn chung nội hàm của khái niệm CSVC&TBTH luôn được mở rộng nhằm thích ứng với thực tiễn phát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ. Có thể hiểu CSVC & TBDH là tất cả các phương tiện kỹ thuật vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học công nghệ được huy động vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong đó phương tiện kỹ thuật dạy học là một bộ phận CSVC&TBDH nói chung.

CSVC&TBTH là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học. CSVC&TBTH là một điều kiện rất quan trọng để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. CSVC&TBTH có vai trò và tầm quan trọng như các thành tố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, lực lựợng giáo dục và môi trường giáo dục.

Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của thành tố CSVC&TBTH là rất quan trọng, là một bộ phận của CSVC&TBTH, PTKT&TBTH đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. Mặt khác PTKT&TBDH là phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành trong khi đó bất kỳ một loại hoạt động nào cũng luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn kết với hoạt động, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học và hơn nữa PTKT&TBTH góp phần lớn vào việc cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục dạy học.

CSVC&TBTH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: Tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các

phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng cộng tác” giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học.

Tóm lại, CSVC&TBTH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện… và đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 30 - 34)