Các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 60 - 64)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

2 Các biện pháp

Quy định cụ thể về thực hiện nghiêm túc nề nếp,

quy chế chuyên môn 99 30 21 2.52 1

Kiểm tra đột xuất, dự giờ đột xuất 65 40 45 2.13 5

Thông qua kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi HS 75 42 33 2.28 3 Quy định cụ thể việc thực hiên giờ lên lớp 82 41 27 2.37 2

Thông qua trực lãnh đạo, trực tuần 72 38 40 2.21 4

QL giờ lên lớp của GV có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất lượng hiệu quả giáo dục, công tác giảng dạy được thể hiện ở giờ lên lớp của GV, vì vậy HT phải có biện pháp QL phối hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả.

Qua bảng 2.11 kết quả khảo sát về mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên cho thấy quy định cụ thể về thực

hiện nghiêm túc nề nếp, quy chế chuyên môn hiện đang được các HT nhà trường đánh giá rất cao và thực hiện tốt trong các nhà trường (Y =2,52- xếp thứ 1), đây là yếu tố thuận lợi cho giáo dục Tam Đảo, điều này tạo thành thói quen cho giáo viên khi đến trường, thực hiện tốt giờ ra vào lớp, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, thực hiện bài giảng trên lớp nghiêm túc, đúng thời gian tiết học quy định, các giáo viên đều nắm chắc quy định chuyên môn, từ đó luôn có đầy đủ hồ sơ chuyên môn quy định. Việc kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp của HT chưa được quan tâm đúng mức(Y

=2,13 -xếp thứ 5), điều này khiến nhiều trường chỉ nặng về quy định hình thức, nhiều giáo viên vi phạm lên lớp không có giáo án, soạn một đằng dạy một nẻo nhưng HT nhà trường không biết, hoặc có biết khi sự việc đã xong, đây là những tồn tại lớn nhất của ngành, điều này thường diễn ra tại các trường HT yếu về nghiệp vụ quản lý, sao nhãng, phó mặc cho cấp phó chỉ đạo điều hành, các trường: THCS Đạo Trù, THCS Đại Đình.

Thực tế tại các nhà trường trong huyện Tam Đảo, HT nhà trường chủ động đề ra được một số biện pháp QL giờ lên lớp của GV như saư:

- Tổ chức cho GV học tập quy chế, quy định chuyên môn: Hiệu lệnh trống ra vào lớp, giờ vào lớp, tổ chức ổn định HS, thực hiện đầy đủ thời gian một tiết học. Thông qua việc kiểm tra sổ đầu bài, báo cáo của trực tuần, kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp… BGH thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện của GV về thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn.

- Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại HS - GV trước khi lên lớp phải thông báo tiết dạy qua sổ báo giảng vào đầu tuần và niêm yết tại văn phòng nhà trường. Ngược lại bài dạy trên lớp của GV phải thống nhất với báo giảng, kế hoạch dạy học đã được duyệt, tuân thủ theo tiết dạy trong phân phối chương trình.

- Căn cứ vào số GV được phân bổ, BGH nhà trường phân công GV, lên thời khóa biểu cho từng bộ môn, từng lớp học; thời khóa biểu nhà trường phải đủ thời lượng chương trình quy định, đảm bảo tính khoa học: Quan tâm đến tính đặc thù của bộ môn (không xếp các tiết thể dục vào tiết 5…), hài hòa giữa các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để HS đỡ nhàm chán, mệt mỏi, HS có sự hài hòa trong nhận thức mỗi buổi học, ưu

tiên đến hoàn cảnh của mỗi GV…vv.

- Xây dựng nề nếp học tập, dạy học. Quy định cụ thể các loại hồ sơ chuyên môn phù hợp với toàn huyện, hồ sơ chuyên môn là căn cứ để đánh giá và QL hoạt động giảng dạy của GV.

Nội dung QL giờ lên lớp của GV:

+ Về nội dung giảng dạy: Được thể hiện trong các chương trình môn học do Bộ GD-ĐT quy định. Ngoài ra BGH còn yêu cầu tổ chuyên môn quy định cho GV phải thường xuyên cập nhật những quy định mới của ngành, thường xuyên tự bổ sung kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn

+ Về phương pháp giảng dạy: Là khâu quan trọng, cốt yếu để quyết định chất lượng giờ dạy. Bởi vậy, đây là khâu then chốt của vấn đề chuyên môn trong nhà trường. Điều này phải thường xuyên được BGH quán triệt và được đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các tổ: Các bài dạy khó, các nội dung khó cần sử dụng phương pháp nào cho phù hợp để HS dễ tiếp thu. Tích cực vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp mới. Nhằm tạo điều kiện cho GV thực hiện được yêu cầu giảng dạy tốt nhất. Phòng GD- ĐT cùng với các nhà trường đã thực hiện một số giải pháp tích cực:

- Thường xuyên mua sắm bổ sung tài liệu giảng dạy cho GV và các tài liệu về nghiệp vụ QL.

- Mua sắm các đồ thí nghiệm, trang thiết bị máy móc (máy tính, máy chiếu, biểu đồ, tranh ảnh, đài cassetter…) phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Hàng năm đều động viên, khuyến khích GV tham gia thi làm đồ dùng dạy học, bổ sung vào thư viện đồ dùng dạy học.

- Phát động các GV đăng ký thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm chung. Tuy vậy, vấn đề còn tồn tại chủ yếu ở các trường trong huyện Tam Đảo là: Phương pháp giảng dạy chưa khắc phục được thói quen giảng dạy theo phương pháp cũ, nhất là một bộ phận GV có tư tưởng bảo thủ, ít hoặc không chịu tiếp thu cái mới nên việc dạy học còn theo lối xuôi chiều: Thầy giảng- trò nghe, việc phát vấn học trò ít xảy ra trong tiết dạy, GV chưa kích

thích được tinh thần chủ động sáng tạo của HS. Một số GV ngại sử dụng đồ dùng dạy học, tuy thiết bị dạy học của bài đó đã có nhưng GV lên lớp vẫn “dạy chay”. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng do nguyên nhân cơ sở vật chất thiếu thốn, nhiều trường không có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, các đồ dùng dạy học chủ yếu vẫn là các thiết bị do Sở GD- ĐT cấp, nhà trường chưa chủ động đề xuất, vì vậy thiết bị dạy học còn rất ít khiến nhiều tiết dạy không có đồ dùng hoặc không đủ để sử dụng.

* Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

học sinh

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình dạy học, phương pháp dạy học thì yêu cầu về đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được coi là khâu rất quan trong trong quá trình giáo dục. Cách thức, chất lượng kiểm tra đánh giá chi phối rất lớn đến hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Người học có nhu cầu được đánh giá kết quả học tập một cách chính xác đồng thời GV có những thông tin phản hồi để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục đích là hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học ở các trường THCS huyện Tam Đảo ngày càng được chú trọng và có chất lượng ngày càng cao. Đặc biệt khi Bộ phận KT&QLCL của Phòng GD-ĐT được thành lập, việc kiểm tra đánh giá HS diễn ra thường xuyên hơn và mang tính chính xác cao hơn. Mỗi trường cũng có cán bộ phụ trách mảng KT&QLCL giáo dục của trường mình, bộ phận này có trách nhiệm giám sát việc thực thi đánh giá chất lượng của GV, nắm chất lượng của đơn vị mình và có báo cáo thường xuyên với Phòng GD-ĐT về sự thay đổi chất lượng, nguyên nhân và biện pháp đã làm.

Bảng 2.12. Tổng hợp khảo sát ý kiến về biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Mức độ thực hiện Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Y Thứ bậc 1 Tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn đánh giá xếp loại HS vào đầu mỗi năm học

100 45 5 2.63 1

2

Tổ chức khảo sát đầu năm học, giao nhận chỉ tiêu cho GV, so sánh mức độ hoàn thành chỉ tiêu đầu năm từ đó xét thi đua GV.

51 71 28 2.15 4

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w