Khái quát về Giáo dục Đào tạo huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 37 - 39)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

2.1.1.Khái quát về Giáo dục Đào tạo huyện Tam Đảo

Tam Đảo là một huyện miền núi được thành lập từ ngày 01/01/2004, theo Nghị quyết số 153-NĐ/2003/CP, ngày 9/12/2004 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của một số huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Vĩnh Yên. Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 23589,9ha, dân số 67.235 người (tính đến 01/4/2007), trong đó có 40,4% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu. Huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính xã, 1 thị trấn (thị trấn Tam Đảo), cả 9 xã trên đều là xã miền núi, trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn: Đạo Trù, Yên Dương, Bồ Lý.

Tam Đảo là huyện mới, kinh tế phát triển chậm, chủ yếu là đồng bào dân tộc do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến những khó khăn cho ngành giáo dục địa phương. Tuy được công nhận đạt phổ cập giáo dục THCS nhưng công tác duy trì phổ cập vẫn là điều khó khăn cho ngành giáo dục Tam Đảo. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đang có những chuyển biến đáng kể, chất lượng đại trà ngày một nâng lên, số HS giỏi ngày càng tăng, HS đỗ vào các trường cao đẳng, đại học năm sau đều cao hơn năm trước.

- Thuận lợi.

Giáo dục Tam Đảo được sự định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ nhất; Nghị quyết TW2 khóa IX về chiến lược phát triển GD-ĐT trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

tầm quan trọng của GD-ĐT tiếp tục được nâng cao. Huyện ủy, HĐND, UBND đã có nhiều chủ chương, chính sách tăng cường đầu tư cho GD-ĐT của huyện thông qua việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học, quan tâm hơn đến đời sống đội ngũ GV, có chính sách thu hút GV về công tác, đặc biệt là các xã có nền kinh tế đặc biệt khó khăn.

- Khó khăn.

Cơ sở vật chất vẫn còn là một trong những vấn đề khó khăn của ngành giáo dục, toàn huyện vẫn còn 87/437 phòng học tạm thời, học nhờ. Thiếu diện tích sân chơi, bãi tập. Thiết bị trường học phần nhiều lạc hậu, thiếu. Thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng.

GV vẫn thiếu cục bộ ở các cấp học, thiếu GV Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục ở khối TH; Toán, Tin học ở khối THCS. GV hợp đồng nhiều: lương thấp, chưa yên tâm công tác, xa nhà, điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy. Còn bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Cơ chế chính sách xã hội, nhận thức của một bộ phận và cán bộ, nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp GD-ĐT: Chế độ thu hút đối với GV về công tác tại các khu vực đặc biệt khó khăn còn rất hạn chế, điều kiện tối thiểu cho đời sống GV ở các khu vực này còn thiếu thốn. Trình độ dân trí còn nhiều lạc hậu, nhân dân chưa quan tâm đúng mức tới việc học tập của con em trong gia đình.

- Thành tích Giáo dục- Đào tạo huyện Tam Đảo

Chất lượng Giáo dục- Đào tạo năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm học 2007-2008, bậc học mầm non tỉ lệ huy động số cháu ra lớp ngày càng tăng (Số cháu 1-2 tuổi tới nhà trẻ đạt 33,7%; Số cháu 3-4 tuổi đi mẫu giáo đạt 74,3%, số cháu 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%). Số HS các bậc học phổ thông tương đối ổn định, chất lượng văn hóa ngày càng được nâng cao: Số

HS TH được công nhận hoàn thành chương trình đạt 99,1%, Tỉ lệ HS THCS tốt nghiệp đạt 94.5%, tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS được tuyển vào THPT đạt gần 70%; tỉ lệ lưu ban, bỏ học các cấp 1,2%.

Trong những năm gần đây, số HS có thành tích xuất sắc trong học tập ngày càng tăng, số HS đạt giải trong các kỳ thi khảo sát HS giỏi tỉnh, huyện qua các năm học có sự chuyển biến lớn. Năm học 2007-2008 cấp TH có 47/100 HS đạt giải trong cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi; có 84/214 HS đạt giải trong kỳ khảo sát HS giỏi TH. Cấp THCS có 134/357 HS đạt giải kỳ thi khảo sát HS giỏi THCS, 28/75 em đạt giải trong kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh.

Tam Đảo đã phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Có 2 trường TH đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, củng cố phát triển các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho mọi người, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập. Ngành học chính quy đã làm tốt công tác xóa mù chữ cho các vùng đồng bào dân tộc, đảm bảo số người trong độ tuổi biết chữ 99,5%.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 37 - 39)