Tham quan học hỏi kinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 50 - 57)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

8 Tham quan học hỏi kinh

nghiệm các trường 30 78 42 1.92 9 35 57 58 1.85 9 9 Bồi dưỡng phương pháp

giảng dạy 138 12 0 2.92 1 85 39 26 2.39 3

Qua bảng 2.8, điều tra thực trạng về QL công tác bồi dưỡng GV THCS huyện Tam Đảo vài năm gần đây cho thấy. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của Phòng GD-ĐT nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ GV trong các nhà trường hết sức được coi trọng (Y =2,57-xếp thứ 1). Hàng năm lãnh đạo Phòng GD-ĐT đã tạo điều kiện cho GV các trường đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thông qua các lớp đại học tại chức tại các trường đại học, các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, các lớp tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các trường tiên tiến trong tỉnh, một số cán bộ QL, giáo viên đã được tạo điều kiện đi đào tạo thạc sĩ.

Kết quả qua trao đổi với cán bộ QL, nhất là GV trong các nhà trường, việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm cho GV là rất quan trọng. Bởi lẽ đối với các thầy cô giáo đang công tác ở các huyện miền

núi, việc tiếp cận thông tin đại chúng, báo chí, mạng internet là rất hạn chế. Các trang bị kỹ thuật hiện đại, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn rất thiếu thốn. Đặc biệt là các GV giảng dạy môn tiếng anh, việc mai một kiến thức qua các năm là điều khó tránh khỏi khi công tác tại các vùng như Tam Đảo, nếu không thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Hiện nay ở huyện Tam Đảo bộ phận các thầy cô GV có độ tuổi cao là rất lớn, chủ yếu giảng dạy theo phương pháp cũ: Đọc chép, chậm cải tiến phương pháp giảng dạy, có tâm lý “ngại thay đổi”, chưa bắt kịp với yêu cầu giáo dục và sự phát triển của giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là với việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, đối với các thầy cô đã có tuổi cao là hết sức khó khăn. Điều này gây những khó khăn không nhỏ trong quá trình QL hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay của Bộ GD-ĐT.

Một bộ phận nhỏ GV trẻ vừa được tuyển vào các trường tuy kiến thức được đào tạo khá cơ bản, mức độ nắm bắt công nghệ dạy học mới khá nhanh, song kinh nghiệm giảng dạy còn ít, hoặc một số GV còn chưa yên tâm công tác, được tuyển vào biên chế chỉ một vài năm lại chuyển về xuôi, nên hiệu quả giảng dạy còn chưa cao.

Tổng số GV trong biên chế hiện nay ở huyện Tam Đảo chưa thực sự ổn định, do vậy việc cử GV đi học các lớp nâng cao trình độ, đào tạo đại học..vv, GV vừa đi học vừa tham gia giảng dạy nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và việc bố trí thời khóa biểu trong các nhà trường.

Trình độ, năng lực, sự tâm huyết nghề nghiệp của GV quyết định lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đối với GV THCS thì những yêu cầu đó cần đòi hỏi cao hơn. Có nhiều hình thức bồi dưỡng GV: Qua đào tạo dài hạn (đào tạo đại học, cao học), ngắn hạn (bồi dưỡng theo chuyên đề); cũng có thể thông qua các hội thảo về đổi mới phương pháp

dạy học, dự giờ rút kinh nghiệm, thông qua bản thân mỗi GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ..vv. Những biện pháp này thực tế đã được tổ chức ở huyện Tam Đảo, song còn ít và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự quan tâm chỉ đạo của đội ngũ cán bộ QL chưa thực sự sát sao, chưa đồng bộ, nhiều khi còn nặng về hình thức, thậm chí có những trường làm chỉ vì nhiệm vụ, không mang tính chủ động, không có kế hoạch chiến lược dài hạn.

Đối với công tác bồi dưỡng GV, nhà trường cần động viên, khích lệ phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Có chính sách ưu tiên cho những GV có tinh thần tự học tự bồi dưỡng cao. Như: Hỗ trợ kinh phí đi học, tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần, có chính sách động viên kịp thời, giao công việc tốt hơn khi hoàn thành việc học tập. Bên cạnh đó một số GV có sức ì lớn, không tích cực và chưa có thái độ học tập tích cực nâng cao trình độ, kiến thức ngày càng mai một. Do việc kiểm tra, đánh giá kết quả hàng năm đối với GV chưa thường xuyên nên việc tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV chưa cao.

* Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên

Chương trình giảng dạy THCS là văn bản pháp quy có tính thống nhất trên cả nước do Bộ GD-ĐT ban hành. Chương trình giảng dạy quy định rõ vị trí, mục tiêu, phạm vi và nội dung từng môn học, quy định số tiết tương ứng cho từng môn học, cụ thể cho từng bài, từng tiết học. Kế hoạch dạy học là sự cụ thể hóa chương trình dạy học, quy định về trình tự nội dung môn học, cụ thể tới từng chương và kế hoạch thực hiện từng nội dung đó. Đây là căn cứ để GV tiến hành tổ chức hoạt động dạy học.

Kế hoạch dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, thời lượng dạy học từng môn. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với GV THCS, là một trong những hồ sơ chuyên môn của GV trong từng năm học. GV dựa vào chương trình dạy học, kế hoạch dạy học để thực thi hoạt

động dạy học. Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chương trình có hiệu quả, trước hết cần QL tốt việc lập kế hoạch của GV. Việc lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học, thông qua kế hoạch, HT nhà trường ký duyệt kế hoạch là một khâu rất quan trọng không thể coi nhẹ. Sau khi kế hoạch được phê duyệt các tổ trưởng chuyên môn cần giám sát việc thực thi kế hoạch, kiểm tra mức độ hoàn thành, kết quả, từ đó có những biện pháp bổ sung điều chỉnh kịp thời cho năm học sau.

Để đánh giá về tầm quan trọng và mức độ thực hiện việc lập kế hoạch dạy học ở các trường THCS huyện Tam Đảo, chúng tôi tiến hành điều tra lấy ý kiến 150 người: 14 chuyên viên Phòng GD-ĐT, cán bộ QL, GV các trường trong toàn huyện, kết quả tổng hợp cho bảng dưới đây:

Bảng 2.9. Đánh giá việc quản lý lập kế hoạch, thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở huyện Tam Đảo.

TT T

Mức độ

Nội dung biện pháp

Rất cần Cần Không cần Điểm TB X Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Y Thứ bậc 1 Quy định cụ thể về việc lập kế hoạch, thực hiện chương trình giảng dạy 121 29 0 2.81 1 102 38 10 2.61 1 2

Thông qua kế hoạch trước tổ bộ môn, HT duyệt kế hoạch.

90 48 12 2.52 4 93 43 14 2.53 2

3

Đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch, bổ sung vào kế hoạch cho năm sau.

88 46 16 2.48 5 46 57 47 1.99 7

4

Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy của GV

115 35 0 2.77 2 77 48 25 2.35 4

5

Kiểm tra sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài lớp học, vở ghi chép HS để nắm tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên

98 45 7 2.61 6 82 47 21 2.41 3

6

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc thực hiện chương trình giảng dạy

113 31 6 2.71 3 65 55 30 2.23 5

7

Căn cứ vào báo cáo của GV, tổ chuyên môn về tiến độ thực hiện chương trình

62 63 25 2.25 7 51 80 19 2.21 6

Qua bảng 2.9 cho thấy, khi xem xét về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy, các chuyên viên Phòng GD-ĐT, cán bộ QL, GV các trường đều thống nhất cao, cho rằng

việc quy định cụ thể về thực hiện kế hoạch(1), chương trình giảng dạy, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch(2), chương trình giảng dạy của GV là hết sức cần thiết (Y =2,61-xếp thứ 1; Y =2,35- xếp thứ 4). Có nhiều ý kiến khẳng định: Các tổ chuyên môn cần chi tiết hóa chương trình, GV phải lập kế hoạch cụ thể giảng dạy cho từng khối lớp được phân công. Chương trình của Bộ GD-ĐT đã cụ thể cho từng môn học, chi tiết tới từng bài dạy, yêu cầu các Sở, Phòng GD-ĐT chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc, không được cắt xén, dồn ép chương trình hoặc dạy sai lệch chương trình quy định. Căn cứ vào phân phối chương trình BGH nhà trường đôn đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình của GV ở các tổ, nhóm chuyên môn. Riêng trường THCS Tam Đảo (trường chất lượng cao) Phòng GD-ĐT yêu cầu có kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm HS chuyên. Dựa vào phân phối chương trình của Bộ, các tổ chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

Phần lớn việc theo dõi thực hiện kế hoạch của GV thông qua hồ sơ kế hoạch đã được duyệt của GV, hoặc thông qua kiểm tra sổ đầu bài của BGH, vì vậy vẫn mang nặng tính hành chính pháp quy.

Biện pháp dựa vào kết quả học tập của HS chưa được HT các nhà trường quan tâm thích đáng nên vẫn còn tình trạng GV thực hiện không đúng kế hoạch đã được duyệt hoặc không hoàn thành kế hoạch. Có những bài không đạt được kế hoạch đề ra nhưng GV không có biện pháp khắc phục, bồi dưỡng thêm kiến thức cho HS hoặc bổ sung thêm vào kế hoạch rút kinh nghiệm cho năm học sau (Y =1,99-xếp thứ 7). Bên cạnh đó tại một số nhà trường, các tổ còn sợ mất thành tích thi đua nên không báo cáo thực hoặc kiểm tra không sát sao việc thực hiện kế hoạch của GV. Điều đó dẫn đến tình trạng GV làm kế hoạch một đằng nhưng thực hiện một nẻo.

nhà trường đều có báo cáo phản hồi từ các tổ về tiến độ thực hiện chương trình, điều chỉnh kịp thời, bố trí dạy bù các tiết chưa hoàn thành chương trình do nhiều lý do khác nhau.

Để QL tốt việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của GV, nhất thiết BGH nhà trường phải có sự quan tâm thích đáng kết hợp sử dụng nhiều biện pháp phù hợp, sử dụng nhiều kênh thông tin để có thông tin phản hồi chính xác, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời. Điều đó mới có thể khắc phục được tình trạng GV thực hiện theo đúng kế hoạch dạy học đã đề ra, chất lượng dạy học mới thực sự được nâng cao.

* Quản lý bài soạn của giáo viên

Hoạt động giảng dạy là phần việc quan trọng nhất của người GV, đầu tư cho một giờ lên lớp của GV chiếm phần lớn thời gian trong các hoạt động chuyên môn của một nhà giáo, để thực hiện thành công một tiết dạy thì việc soạn bài trước khi lên lớp của GV là một công việc hết sức quan trọng, bài soạn quyết định đến chất lượng giờ dạy.

Giảng dạy là một hoạt động nhằm tổ chức quá trình nhận thức cho người học. Dưới sự hướng dẫn, kích thích, gợi mở của người GV, người học sẽ chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc khám phá lĩnh hội tri thức mới. Bài soạn của GV là sự cụ thể hóa chương trình học tập, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS, thể hiện phương pháp dạy phù hợp cho từng bài, từng phần kiến thức trong chương trình, sự phân bố thời gian hợp lý sao cho người thầy chủ động dẫn dắt HS lĩnh hội hết kiến thức, chương trình cần truyền tải. Do vậy việc đầu tư thích đáng cho một bài soạn là rất cần thiết. Bài soạn còn là một trong những cơ sở pháp lý để khẳng định GV đã thực hiện chương trình một cách khoa học và HS hoàn thành khối lượng kiến thức cần phải lĩnh hội qua từng lớp, cấp học.

Phòng GD-ĐT Tam Đảo rất chú trọng đến công tác soạn bài của GV và đã có nhiều biện pháp QL việc soạn bài của GV trước khi lên lớp, chúng

tôi đã tiến hành điều tra về mức độ thực hiện của GV và cán bộ QL để khẳng định tính phù hợp của các biện pháp mà Phòng GD-ĐT đang thực hiện, kết quả cho bởi bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc soạn bài của giáo viên trước khi lên lớp

TT T

Mức độ

Nội dung biện pháp Rất cần Cần Không cần Điểm TB X Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Y Thứ bậc 1 Có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện

130 17 3 2.85 1 102 38 10 2.61 1

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w