Biện pháp1: Bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 80 - 83)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

3.2.1.Biện pháp1: Bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

15 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp

3.2.1.Biện pháp1: Bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

vượt chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

* Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực quản lý cao, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ quản lý, có trình độ chuyên môn vững, tâm huyết với nhiệm vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là tấm gương cho tập thể cán bộ GV, HS trong nhà trường.

- Xây dựng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, từng bước trên chuẩn, có lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ, làm việc khoa học có kỷ luật. Rèn luyện khả năng sư phạm, khả năng lôi cuốn học sinh, biết truyền thụ kiến thức và kỹ năng sống cho HS, có ý thức và thường xuyên phấn đấu trở thành người GV giỏi toàn diện. Tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH- HĐH

đất nước. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ ngũ GV theo quy định của Luật giáo dục và nâng tỷ lệ GV THCS có bằng đại học lên 35 % vào năm 2010 và 40% năm 2015 theo kế hoạch của Đề án phát triển Giáo dục- Đào tạo của Huyện ủy Tam Đảo.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đối với đội ngũ cán bộ QL (BGH, thư ký Hội đồng sư phạm, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm lớp):

Tham mưu với các cấp QL, mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường bố trí công việc để cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, QL nhà nước, QL giáo dục. Với các cán bộ QL chưa qua bồi dưỡng QL cần tạo điều kiện để họ tham gia các lớp học chuyên môn và chuyên ngành QL do cấp trên tổ chức, tiến tới kiên quyết không để cán bộ QL điều hành các hoạt động của nhà trường mà không qua đào tạo nghiệp vụ QL. Ngoài việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cần động viên cho họ tình thần để yên tâm , phấn khởi tham gia học để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tạo điều kiện cho cán bộ QL, HT, PHT, tổng phụ trách đội, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch công đoàn, tổ trường chuyên môn đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Động viên, khích lệ cả về vật chất và tinh thần cho những cán bộ quản lý có điều kiện tham gia học nâng cao, học lên đại học, thạc sỹ để họ có trình độ “vượt chuẩn”.

Có chính sách thu hút, sử dụng cán bộ sau khi học nâng cao trình độ. Phân công đúng nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn mà họ đạt được.

Đầu tư cơ sở vật chất: Máy vi tính, nối mạng Internet, phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, tăng cường các đầu sách, báo chí, các phương tiện học tập, thư viện trường học phải được sử dụng có hiệu quả và liên tục bổ sung các tài liệu, cập nhật nhưng thông tin khoa học mới, giúp cho giáo viên có thêm nhiều kênh thông tin trong việc tiếp nhận, bổ sung kiến thức mới ngay trong chính môi trường công tác của họ.

Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về xây dựng và phát triển đội ngũ. HT phải là người gương mẫu đi đầu trong các hoạt động tự học tự bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực đọc thêm, nghiên cứu tài liệu về nghiệp vụ QL trường học.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiêm của các đơn vị khác, từ đó bổ sung, vận dụng hợp lý cho đơn vị, tổ chức của mình.

Kiến thức luôn luôn thay đổi biến động cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, điều đó luôn đặt ra cho đội ngũ cán bộ QL giáo dục, phải thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn. Đối với các khu vực trung du miền núi, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn. Do đường xá giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Hơn nữa việc tiếp cận các thông tin đại chúng càng khó khăn hơn. Như vậy, tăng cường bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho đội ngũ cán bộ QL. Đặc biệt là với thực trạng giáo dục Tam Đảo là một vấn đề hết sức cần thiết, với mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ QL, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng trong toàn huyện, từng bước xóa dần đội ngũ cán bộ QL có trình độ chưa đạt chuẩn, yếu về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

Đối với đội ngũ giáo viên:

Xác định rõ nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, biện pháp nâng cao trình độ cho GV. Kế hoạch này phải được triển khai và trở thành một nội dung chính trong sinh hoạt chuyên môn của mỗi GV. Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phải được lập một cách chi tiết, cụ thể về nội dung. Mỗi GV ngoài chương trình bồi dưỡng chung, có kế hoạch tự bồi dưỡng, cụ thể :

+ Nâng cao kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm.

+ Tiếp thu, bổ sung các phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực. + Tự rèn luyện, thông qua nghiên cứu tài liệu, sách vở, thăm lớp dự giờ của bạn đồng nghiệp, qua các hội thảo.

giảng, nói chuyện chuyên đề.

+ Có kế hoạch cử GV đi học đại học, thạc sĩ nâng cao trình độ trên chuẩn.

- HT tạo ra bầu không khí giáo dục lành mạnh, tạo nên nề nếp giảng dạy nghiêm túc để GV tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra.

- Thống nhất các tổ chuyên môn trong sinh hoạt chuyên môn. Duy trì chế độ, lịch thăm lớp dự giờ, thao giảng, tổ chức các hội thi giảng dạy. Qua đó rút kinh nghiệm thấy được các mặt hạn chế của từng GV để cùng góp ý, trao đổi nội dung kiến thức, phương pháp giáo dục, nâng cao năng lực QL HS, tổ chức tốt một giờ dạy.

- Phát động các phong trào tự làm đồ dùng dạy học, huy động sự sáng tạo, kinh nghiệm trong tập thể GV.

Trong quá trình chỉ đạo cần chỉ đạo sát sao việc phân loại GV, đảm bảo sự công bằng, phát huy được sự cố gắng của GV. Động viên khen thưởng kịp thời những GV có kết quả nổi trội, đồng thời phê bình nhắc nhở những tồn tại kịp thời uốn nắn sửa chữa.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV là vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm thích đáng trong các hoạt động chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Chất lượng đội ngũ GV của nhà trường là điều kiện thiết yếu để khẳng định vị thế, “thương hiệu” của nhà trường. Do vậy trước hết bản thân mỗi GV cần cố gắng, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. HT nhà trường, các cấp QL giáo dục cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho GV, cán bộ QL, những người làm công tác giáo dục không ngừng học tập rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, đáp ứng những yêu cầu mới trong sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay’’ (Trang 80 - 83)