- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
15 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa.
ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa.
* Mục tiêu biện pháp
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện nhiệm vụ trong việc cải tiến chương trình sách giáo khoa, trong mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội . Do đó, cần lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS: Phát huy vai trò chủ đạo của người thầy; tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Vận dụng tri thức, giúp HS nhận thức các vấn đề đa dạng phức tạp của cuộc sống, có kỹ năng thực hành. Tạo cho HS có thói quen tự học, tự nghiên cứu, có phương pháp tư duy khoa học, rèn luyện kỹ năng sống. Đảm bảo mục tiêu giáo dục do UNESCO đưa ra: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để cùng
chung sống.
- Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản nội dung dạy học đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp sao cho phù hợp với nội dung. Phương pháp dạy học tích cực thực chất là sự kết hợp nhiều phương pháp một cách hợp lý cho từng bài dạy, từng nội dung kiến thức, sao cho khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết (thuyết trình), giảm tính hàn lâm, ít khuyến khích tư duy sáng tạo, chủ động tích cực của người học.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Theo kế hoạch dạy học trong chương trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cần đạt được các nội dung sau:
+ Nâng cao về nhận thức về đổi mới phương pháp trong cán bộ QL, GV, HS.
+ Cải tiến phương pháp dạy, phương pháp học; tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình dạy học.
+ Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả của HS.
Do đó, BGH chỉ đạo cho GV, các tổ chuyên môn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS bằng một số biện pháp sau:
- BGH nhà trường thành lập ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, coi đây là cuộc “cách mạng” trong giáo dục. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra sát sao việc thực hiện đổi mới dạy học của các thành viên trong nhà trường.
+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, yêu cầu tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học; phân tích được ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để GV có sự lựa chọn và phối hợp cho phù hợp với từng bài dạy, từng nội dung trong một bài học. Với từng đối tượng HS, GV cũng phải lựa chọn phương pháp, mức độ cho phù hợp, từ đó đảm bảo cho HS nắm chắc kiến thức và có khả năng thực hành, vận dụng.
+ Tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án thể hiện được phương pháp dạy học mới.
+ Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu kỹ chương trình, bài dạy, từ đó đề xuất các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng nội dung, từng bài học.
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến GV giúp học có ý thức và cách thức đổi mới phương pháp dạy học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
- Khảo sát đội ngũ GV về nhận thức, nguồn lực chuyên môn và điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, phân loại GV để có kế hoạch bồi dưỡng.
- Hướng dẫn GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách soạn bài đảm bảo thực hiện được các nội dung chính sau:
+ Đổi mới thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức tốt các hoạt động của HS
+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học. + Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm phục vụ tốt quá trình nhận thức của HS.
- Tổ chức cho các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn xây dựng bài dạy mẫu, sử dụng tốt đổi mới phương pháp dạy học, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy từ đó thống nhất chung trong toàn trường.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học không phải là cải cách, xóa bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học cũ, mỗi phương pháp dạy học chúng ta đã sử dụng trong nhiều năm qua đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Trong điều kiện hoàn cảnh mới, chương trình SGK mới, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng linh hoạt, phối hợp giữa các phương pháp sao cho phát huy được các ưu điểm, khắc phục được các nhược điểm của từng phương pháp. Phương pháp phải đảm bảo phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Thực hiện được đích cuối cùng là HS hiểu bài, nắm chắc kiến thức và vận dụng được kiến thức đó.