Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 93 - 99)

III. Một số kiến nghị với Chính phủ

3. Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu

Việc nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu thường đòi hỏi vốn lớn và có độ rủi ro khá cao. Do đó, Nhà nước cần có những hỗ trợ về vốn, các trung tâm nghiên cứu, đất đai…trong việc nghiên cứu, thử nghiệm phát triển vùng nguyên liệu.

KẾT LUẬN

Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển từ cuối thế kỷ XIX đến nay và ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cho người dân, ngành còn có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cũng đã tạo được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, bên cạnh các cơ hội để phát triển ngành còn phải chịu khá nhiều thách thức. Chính những hạn chế của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ cộng hưởng với các thách thức làm cho ngành gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới. Việc tìm ra giải pháp để phát triển ngành là hoàn toàn cần thiết và chính là lý do để tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015”.

Trong khuôn khổ chuyên đề này, đề tài đã cố gắng làm rõ các nội dung: Thứ nhất: Đặc điểm và những nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát

Thứ hai: Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam

Thứ ba: Những thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam thời gian qua

Các nội dung trên nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng của đề tài đó là tìm ra các giải pháp để phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta đến năm 2015.

Các nhóm giải pháp mà chuyên đề đưa ra bao gồm:

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trong nhóm này có các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và các giải pháp về xây dựng, bảo vệ thương hiệu và mở rộng thị trường.

- Nhóm giải pháp nhằm cải thiện quy hoạch phát triển ngành. Trong nhóm này gồm các giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch ngành và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.

Để phát triển được, ngoài nỗ lực của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ở đây chuyên đề cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ như cần tăng cường hoạt động quản lý, có những hỗ trợ về thị trường cũng như tạo điều kiện để phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.

Với mục tiêu là tìm ra các giải pháp để phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo, các cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khương Bình (2006), WTO với doanh nghiệp Việt Nam. Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Bộ Công nghiệp (2003), Báo cáo Hội nghị công nghiệp chế biến toàn quốc. 3. Bộ Công nghiệp (2005), Báo cáo Tổng kết tình hình phát triển công nghiệp

năm 2001-2005 và định hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010.

4. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương.

5. Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (2003), Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát từ truyền thống đến hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia.

6. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010.

8. Tổng cục Thống kê (2000-2007), Số liệu điều tra doanh nghiệp, Số liệu điều tra dân số và lao động.

9. Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.

10. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Đầu tư và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Một số trang web: - http://www.vba.com.vn

- http://vietbao.vn

PHỤ LỤC 1

Các doanh nghiệp sản xuất bia có công suất từ 50 triệu lít/năm trở lên năm 2007

TT Tên công ty, nhà máy Công suất (triệu lít)

1 Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO) 200

2 Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây 100

3 Công ty bia Huế 100

4 Tổng công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn (SABECO) 200

5 Công ty LD NM Bia Việt Nam 230

6 Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát 150

7 Công ty CP Bia và NGK Việt Hà 75

8 Công ty LD bia Đông Nam Á 60

9 Công ty CP Bia Hà Nội – Hải Phòng 55

10 Công ty Bia Sài Gòn – Phủ Lý 50

11 Công ty CP Bia NGK Hạ Long Quảng Ninh 50

12 Công ty SXKD XNK Hương Sen 50

13 Công ty Bia Thanh Hóa 70

14 Công ty Foster’s Đà Nẵng (công ty VBL Đà Nẵng) 50

15 Công ty Bia Sài Gòn – Bình Dương 50

16 Nhà máy bia Sanmiguel 50

17 Nhà máy bia Sài Gòn – Cần Thơ 50

18 Công ty Foster’s Tiền Giang (công ty VBL Tiền Giang) 50

19 Công ty bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh 50

PHỤ LỤC 2

Các doanh nghiệp sản xuất rượu có công suất từ 0,5 triệu lít/năm trở lên năn 2007

TT Tên công ty, nhà máy Công suất (triệu lít)

1 Công ty CP rượu Hà Nội 10

2 Công ty CP Thăng Long 5

3 Công ty Rượu Đồng Xuân 5

4 Công ty kỹ nghệ TP Phú Yên 5

6 Nhà máy Quang Hùng (Cần Thơ) 6

7 Công ty TNHH Rượu từ thiện 2

8 Công ty CP rượu Việt Nam 3

9 Công ty TNHH Thiên Phước 2

10 Công ty XNK Nam Hà Nội 1,6

11 LD rượu Việt Pháp 1,2

12 Công ty PT CN Châu Âu (Hưng Yên) 0,5

13 Công ty rượu La Martinniquaice 1

14 Công ty TP Huế 1,5

15 Công ty Thành Đô (Quảng Ngãi) 1

16 Công ty CP TP Lâm Đồng 1

17 Công ty CP Rượu Bia Đà Lạt 0,5

18 HTX Nhơn Lộc (Bình Định) 0,5

19 Công ty Bia Thanh Hóa 1

PHỤ LỤC 3

Các doanh nghiệp sản xuất NGK có công suất từ 35 triệu lít trở lên năm2007

TT Tên công ty, nhà máy Công suất (triệu lít)

1 Pepsico 220

2 Nước quả Ninh Bình 156

3 Cty Đường Quảng Ngãi 115

4 Cty TNHH San Miguel VN (Đồng Nai) 110

5 Cty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát (Bình Dương) 70

6 Cty TNHH Uni President VN (Bình Dương) 60

7 Cocacola Ngọc Hồi 52,5

8 Nhà máy Coca cola Non Nước 50

9 LD nước khoáng LA 50

10 Cty Bia NGK Sài Gòn – miền Tây 50

11 Cty TNHH 1TV NK&TMDV Quảng Ninh 48

12 Cty San Miguel Việt Nam 44

13 Nước giải khát Chương Dương 40

15 Cty DONA NEWTOWER 35

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w