Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 76 - 78)

II. Đánh giá chung về phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam

2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3. Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả

Mặc dù lợi nhuận toàn ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng liên tục trong những năm qua, tuy nhiên nếu xét theo thành phần kinh tế thì các doanh nghiệp ngoài nhà nước liên tục bị lỗ, xét theo phân ngành thì ngành sản xuất nước giải khát bị lỗ liên tục. Nguyên nhân của tình trạng này là do quy mô của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các cơ sở sản xuất nước giải khát rất nhỏ, trình độ công nghệ thấp. Sản phẩm của các đơn vị này làm ra có chất lượng kém, không cạnh tranh được với các sản phẩm khác, phát huy công suất thấp và thua lỗ.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng. Thành công lớn nhất của ngành có thể nói đó là sự tăng lên rất nhanh về sản lượng. Do thị trường trung cấp và bình dân ở nước ta còn chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu đang cao nên các doanh nghiệp trong nước có thể tăng lượng cung mà chưa phải lo nhiều về thị trường. Trong thời gian qua, giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành lớn chủ yếu dựa trên sản lượng lớn. Thời gian tới, dưới sức ép cạnh tranh của hàng ngoại, sản lượng không thể tăng một cách ồ ạt. Hơn nữa, trong ngành bia, nguyên liệu hầu hết phải nhập khẩu mà chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả, chi phí cho nguyên

liệu lớn làm giảm hiệu quả của ngành. Vì vậy có thể nói khả năng duy trì các chỉ tiêu GO, VA cao của ngành trong những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thị trường bia đang cạnh tranh gay gắt và đã có nhiều thương hiệu mạnh chiếm lĩnh tại các phân khúc thị trường, khu vực địa lý, 3 tổ hợp gồm có SABECO, HABECO – Carlsberg (Halida, Huda), APB (VBL – HBL: Heineken, Tiger, BGI, Larue) tạo thành thế kiềng 3 chân, rất khó khăn cho những nhãn hiệu bia mới xâm nhập thị trường, đã có nhiều dự án không phát huy hiệu quả, nhiều nhãn hiệu bia mới tung ra thị trường không tiêu thụ được. Tuy nhiên thị trường bia nước ta đang có mức tăng trưởng cao, sức hút đầu tư vào ngành lớn nên đến nay vẫn có nhiều dự án đầu tư tiếp tục chuẩn bị thực hiện như: Dự án nhà máy bia Thăng Long tại khu công nghiệp Đại An tỉnh Hải Dương; dự án liên doanh sản xuất bia sữa của Vinamilk tại Đà Nẵng; dự án nhà máy bia Vinashin & BIDV…Nếu không xem xét cẩn thận, sự phát triển tràn lan cũng sẽ làm giảm hiệu quả của ngành trong thời gian tới.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 76 - 78)