Những kết quả đạt được của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 65 - 68)

II. Đánh giá chung về phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam

1. Những kết quả đạt được của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua

những tiêu cực, hạn chế.

1. Những kết quả đạt được của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua gian qua

1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã tăng trưởng nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu

Cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước và nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã có tốc độ tăng trưởng cao, trong giai đoạn 2000-2007 đạt 15,03%/năm. Đặc biệt năm 2008 nền kinh tế nói chung và ngành Bia – Rượu – Nước giải khát nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nửa đầu năm 2008, mặc dù nền kinh tế có nhiều yếu tố không thuận lợi, lạm pháp tăng cao, giá cả các loại vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất bia, rượu tăng rất cao so với cùng kỳ, đặc biệt là malt, cao hoa, đường, gạo, bao bì nhãn mác...đều tăng từ 30% – 70%, thậm chí có mặt hàng còn tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ, sản xuất bia vẫn tăng trưởng mạnh ở mức 14%. Những tháng cuối năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu thấy rõ đối với nền kinh tế các nước và Việt Nam, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 11,8%, trong khi GDP của cả nước chỉ tăng 6,23%.

đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát của nhân dân. Sản phẩm của các doanh nghiệp như SABECO, HABECO…đang ngày càng củng cố được vị trí ở thị trường trong nước và đáp ứng một phần cho xuất khẩu.

1.2. Ngành đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự sắp xếp lại ngành có nhiều biến chuyển tốt lại ngành có nhiều biến chuyển tốt

Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước...tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển trong đó có ngành Bia – Rượu – Nước giải khát. Với các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đang hoạt động rất sôi nổi trong thời gian qua. Nhìn vào cơ cấu doanh nghiệp chia theo hình thức sở hữu có thể thấy rằng tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước giảm rất nhanh, tỷ trọng doanh nghiệp ngoài nhà nước có bước phát triển vượt bậc, năm 2007 chiếm tới hơn 95% số lượng doanh nghiệp.

Năm 2008, hai Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương là SABECO và HABECO đã được tiến hành cổ phần hóa. SABECO đã thực hiện chiến lược đầu tư đi kèm với việc tái cơ cấu tổ chức. Tổng công ty đang chuẩn bị sáp nhập nhiều công ty thành một công ty quản lý nhiều nhà máy. Ví dụ như Bia Sài Gòn Phú Yên, Bia Quy Nhơn, Bia Đăk Lăk, Bia Quảng Ngãi trở thành các nhà máy thuộc Công ty CP Bia Sài Gòn Miền Trung; Bia Sài Gòn Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tây Đô thành các nhà máy thuộc Công ty CP Bia Sài Gòn Miền Tây; các công ty phía Bắc hợp thành Công ty CP Bia Sài Gòn Bắc và Bắc Trung Bộ…Cơ

cấu tổ chức được chuyên môn hóa theo mô hình của những tập đoàn bia hàng đầu thế giới.

Để nâng cao năng lực sản xuất, hiện nay SABECO và HABECO đã liên kết với nhiều đơn vị sản xuất bia tại các địa phương theo mô hình công ty mẹ, công ty con tạo nên mạng lưới sản xuất lớn mạnh trong cả nước.

1.3. Các doanh nghiệp lớn đã chú trọng đến vấn đề công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường

Chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng các doanh nghiệp lớn trong ngành đều đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, công nghệ.

Trong ngành bia, những doanh nghiệp lớn như SABECO, HABECO, VBL…đã đầu tư đồng bộ toàn bộ thiết bị tiên tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ Đức, Ý, Mỹ…Các quá trình chính như quá trình nấu bia được điều khiển, kiểm tra hoàn toàn bằng máy tính. Hệ thống điều khiển tank lên men tự động, đảm bảo độ ổn định cho quá trình lên men bia. Hệ thống lọc, dây chuyền rửa chai, chiết lon, chiết chai, chiết keg cũng được tự động hóa.

Các công ty như công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát, công ty CP Thực phẩm quốc tế (Interfood), công ty TP & NGK Dona NEWTOWER…đều đầu tư các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa hoàn toàn, một số còn đầu tư dây chuyền hiện đại sản xuất vỏ chai ngay tại nhà máy. Những doanh nghiệp này được đầu tư công nghệ tiên tiến nên tiết kiệm nguyên nhiên liệu, xử lý chất thải tốt hơn, giảm các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng được các doanh nghiệp này chú trọng. Ngoài đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp đã chú ý tăng cường hoạt động quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, các công

ty còn tham gia các hoạt động xã hội khác, đặc biệt là tài trợ cho các đội bóng, các giải thể thao lớn trong nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 65 - 68)