Về quy mô các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 38 - 41)

I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm

1. Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát

1.2. Về quy mô các doanh nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất bia: tính đến năm 2007 cả nước có 151 doanh nghiệp sản xuất bia ở 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng năng lực sản xuất là 2.713 triệu lít/năm, riêng Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Công ty Liên doanh nhà máy Bia Việt Nam (VBL) và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã chiếm 51,96% năng lực sản xuất bia của toàn ngành, 148 doanh nghiệp còn lại chiếm 48,04% năng lực sản xuất.

Trong số các nhà máy sản xuất bia chỉ có 7 nhà máy công suất 100 triệu lít/năm trở lên đang hoạt động, có khoảng 20 nhà máy công suất từ 50 triệu lít đến dưới 100 triệu lít đang hoạt động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư; 21 nhà máy có công suất từ 20 triệu lít đến dưới 50 triệu lít; 10 nhà máy công suất từ 10 triệu lít đến dưới 20 triệu lít/năm. Còn lại là các nhà máy có công suất thấp, thiết

bị công nghệ lạc hậu, đa số không đạt yêu cầu về vệ sinh và an toàn.(Danh sách ở phụ lục 1)

Hình 2.1: Cơ cấu nhà máy SX bia theo công suất năm 2007

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ngành của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008

Có thể thấy rằng tỉ trọng nhà máy sản xuất bia có công suất lớn (trên 100 triệu lít/năm) hiện đang còn khá nhỏ, chỉ chiếm 5% trong tổng số nhà máy. Trong khi đó, những nhà máy có công suất dưới 20 triệu lít/năm lại có một tỉ trọng lớn, chiếm tới 61%.

Đối với lĩnh vực sản xuất rượu: Có thể nói rằng quy mô của ngành rượu nước ta vẫn còn nhỏ. Tính đến năm 2007, cả nước mới có 78 doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp với năng lực sản xuất là 107,22 triệu lít/năm. Trong số các nhà máy đang hoạt động, chỉ có 2 nhà máy có công suất từ 10 triệu lít/năm trở lên; 5 nhà máy có công suất từ 3 triệu lít đến 6 triệu lít/năm; 12 nhà máy có công suất từ 0,5 triệu lít đến 2 triệu lít/năm. Còn lại là các nhà máy sản xuất nhỏ lẻ, công suất dưới 0,5 triệu lít/năm. (Danh sách ở phụ lục 2)

Hình 2.2: Cơ cấu nhà máy SX rượu theo công suất năm 2007

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra ngành của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008

Từ hình trên có thể thấy rằng số lượng nhà máy sản xuất rượu có công suất trên 10 triệu lít/năm chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ (3%) trong khi số nhà máy có công suất dưới 0,5 triệu lít/năm lại chiếm tới 76%.

Đối với lĩnh vực sản xuất nước giải khát: tính đến năm 2007 có 1013 doanh nghiệp sản xuất nước giải khát với năng lực sản xuất là 2.129 triệu lít/năm. Trong số các nhà máy sản xuất, chỉ có 4 nhà máy có công suất trên 100 triệu lít/năm; 26 nhà máy có công suất từ 20 triệu lít đến 70 triệu lít/năm; 42 nhà máy có công suất từ 5 triệu lít đến 17 triệu lít/năm. Còn lại là các nhà máy, cơ sở sản xuất có công suất bé. (Danh sách ở phụ lục 3)

Hình 2.3: Cơ cấu nhà máy SX NGK theo công suất

Nhìn vào hình 2.3 có thể thấy được sự thiếu cân đối trầm trọng trong cơ cấu nhà máy sản xuất nước giải khát. Số lượng nhà máy có công suất trên 100 triệu lít/năm chỉ chiếm một tỉ trọng hết sức nhỏ bé. Ngược lại, những nhà máy có công suất dưới 5 triệu lít/năm lại chiếm tỉ trọng rất lớn, tới 93% trong số nhà máy hoạt động trong lĩnh vực này.

Tóm lại, xét trong toàn ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, số lượng doanh nghiệp tương đối nhiều. Tuy nhiên, các nhà máy có quy mô nhỏ đang chiếm tỉ trọng rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w