Về công tác quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 92 - 93)

III. Một số kiến nghị với Chính phủ

1. Về công tác quản lý

Do thực tế hiện nay, các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bia, rượu, nước giải khát vẫn còn chưa đầy đủ. Vì vậy, để tạo cơ sở thống nhất trong việc đảm bảo và kiểm tra chất lượng cho sản phẩm, Nhà nước cần bổ sung và điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế; tăng cường các hoạt động chứng nhận, đảm bảo và công nhận lẫn nhau về chất lượng.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan để xây dựng những biện pháp, những rào cản thương mại hợp lý, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết nhằm bảo vệ sản xuất bia, rượu, nước giải khát trong nước như quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Cần tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường bia, rượu, nước giải khát bằng cách tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát biên giới và thị trường trong nước, hoàn thiện hệ thống hải quan để chống hàng lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Hiện nay, chế tài xử lý đối với các vi phạm còn nhẹ. Theo Nghị định số 06/2009/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doạn rượu và thuốc lá), đối với vi phạm sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh khi không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng; xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập lậu rượu có giá trị đến 5.000.000 đồng… Thậm chí có trường hợp sản xuất nước uống tinh khiết từ nước giếng trái phép cũng chỉ bị phạt 500.000 đồng. Với mức xử phạt nhẹ sẽ không đủ sức răn đe, do đó cần nghiên cứu điều chỉnh tăng mức xử phạt sao cho hiệu quả hơn.

Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm…đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả.

Vì việc phát triển sản xuất rượu công nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do rượu tự nấu giá rẻ nên phải có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế rượu tự nấu. Tăng cường bộ máy kiểm soát ở địa phương, thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu tự nấu. Yêu cầu có giấy phép đối với sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh…

Đặc biệt, trong chính sách thuế, phải có lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý. Trước khi ban hành các chính sách có tác động lớn đến ngành, cần tham khảo ý kiến doanh nghiệp, công khai, minh bạch các chính sách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w