Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam và xu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 32 - 34)

II. Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam

3. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam và xu

và xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới

3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam Nam

Sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là phục vụ nhu cầu nội địa.

Đối với sản phẩm bia: ngành bia trong nước có đủ khả năng đáp ứng cho thị trường trung cấp và bình dân. Riêng thị trường bia cao cấp thì mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ, thị trường này chủ yếu vẫn do các hãng bia ngoại chiếm lĩnh. Xuất khẩu bia còn ít, đến năm 2007 mớt chỉ đạt 13,3 triệu lít với giá trị 8,3 triệu USD.

Đối với sản phẩm rượu: ngành rượu là ngành đang còn chậm phát triển. Sản phẩm rượu có chất lượng, rượu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt đối với sản phẩm rượu cao cấp thì hầu hết phải nhập ngoại.

Đối với nước giải khát: ngành nước giải khát đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu, đặc biệt trong phân ngành nước khoáng và nước tinh lọc. Nước giải khát sản xuất trong nước đã xuất khẩu đi nhiều nước, trong đó có cả các thị trường cao cấp. Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát cũng lớn nhất trong cả ba phân ngành bia, rượu, nước giải khát. Tuy nhiên, sự có mặt của rất nhiều hãng nước giải khát hàng đầu thế giới làm cho thị trường trong nước cũng đang diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt.

3.2. Xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới giới

Đối với công nghiệp sản xuất bia: Trong vòng 10 năm cuối của thế kỷ XX, ngành công nghiệp bia thế giới đã tăng trưởng bình quân 2%/năm. Tổng sản

lượng bia toàn thế giới vào năm 2000 đạt xấp xỉ 140 tỷ lít và đến năm 2007, con số này vượt trên 175 tỷ lít với mức tăng trưởng bình quân 3,36%/năm, cao hơn 1,7 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 10 năm trước.

Quá trình phát triển của ngành sản xuất bia có thể chia thành các giai đoạn: trước năm 1995, ngành phát triển ở châu Âu; trong giai đoạn 1995-1998, châu Mỹ đã vượt qua châu Âu trở thành nơi sản xuất bia nhiều nhất thế giới, trong đó Mỹ luôn là quốc gia dẫn đầu về sản lượng bia hàng năm; đến năm 1999, vị trí này đã trở về với châu Âu. Những năm gần đây, thị trường bia châu Á đã có những bước phát triển nhảy vọt. Trong năm 2006, sản lượng bia châu Á đã tăng lên gần 1,5 lần so với năm 2000, đạt 50,8 tỷ lít, với mức tăng trưởng bình quân 6,4 %/năm. Trong các nước châu Á, Trung Quốc nổi lên và trở thành nước dẫn đầu về sản lượng bia của thế giới với sản lượng gấp 1,5 lần của Mỹ. Dự báo trong giai đoạn tới, sản lượng bia châu Á sẽ vượt qua châu Âu và châu Mỹ để trở thành khu vực có sản lượng bia lớn nhất. Các nước Đông Nam Á hiện cũng đang được các nhà đầu tư về sản xuất bia đặc biệt quan tâm vì đây là những thị trường giàu tiềm năng, có mật độ dân số cao, thời tiết nóng và nền kinh tế đang có tốc độ phát triển nhanh.

Đối với ngành sản xuất rượu, đây là một trong những ngành sản xuất quan trọng có đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước và tạo dựng thương hiệu quốc gia của một số nước, nhất là những nước có truyền thống sản xuất rượu lâu đời như Pháp, Ý, Tây Ban Nha. Vị trí 4 quốc gia dẫn đầu về sản lượng rượu vang trong giai đoạn 2000-2006 vẫn thuộc về Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Mỹ. Tuy nhiên ở vị trí dẫn đầu, sản lượng rượu của Pháp đang ngày càng giảm dần và đến năm 2006, vị trí này đã thuộc về Ý. Úc và Trung Quốc là những quốc gia trong

những năm gần đây luôn có sự tăng trưởng cao về sản lượng rượu với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2000-2006 lần lượt là 8,6%/năm và 25,2%/năm.

Ngành sản xuất nước giải khát đang phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chủng loại và sản lượng, trong đó phải kể đến các tập đoàn và các công ty đa quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời và chiếm thị phần lớn trên thế giới như Coca-Cola, Pepsi…với doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỷ USD. Mặt hàng truyền thống là các loại nước giải khát pha chế từ đường, hương liệu, mầu, CO2, và một số loại hóa chất khác đã chiếm lĩnh được thị trường quốc tế trong suốt thế kỷ XX. Ngày nay, nhu cầu sử dụng nước giải khát có chứa các chất dinh dưỡng như các loại axit amin, vitamin, muối khoáng…được sản xuất từ các loại trái cây tăng cao. Đây được coi là mặt hàng chiến lược chủ yếu của thế kỷ XXI nên nhiều quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Trung Quốc…đã tập trung nghiên cứu và sản xuất được nhiều loại nước giải khát từ các loại trái cây như cam, dứa, xoài, xê-ri, ổi, táo, lê….có chất lượng cao đã mau chóng chiễm lĩnh được thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 32 - 34)