Nhu cầu Bia – Rượu – Nước giải khát của Việt Nam và một số nước trên thế giới đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

II. Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam

2. Nhu cầu Bia – Rượu – Nước giải khát của Việt Nam và một số nước trên thế giới đến

giới đến năm 2015

Căn cứ vào các dự báo về dân số và kinh tế, sản lượng sản xuất sản phẩm trong thời gian qua với sự điều chỉnh chuyên gia cho phù hợp, nhóm nghiên cứu

thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp – Bộ Công Thương (IPSI) năm 2008, đã đưa ra dự báo nhu cầu bia, rượu của Việt Nam như sau: Hình 1.1: Nhu cầu về bia, rượu của Việt Nam dự báo đến năm 2015

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của IPSI

Từ hình vẽ trên ta thấy nhu cầu tiêu thụ bia, rượu ở Việt Nam đến năm 2015 được dự báo là vẫn đang tăng, đặc biệt là nhu cầu về bia sẽ tăng mạnh.

Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, hiện tại mức tiêu thụ bia bình quân của người dân nước ta là 15,8 lít/năm, bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn thế giới. Mức tiêu thụ rượu bình quân là 3,9 lít trong đó mức tiêu thụ chung của toàn cầu là 6 lít. Có thể nói, nhu cầu trong nước về sản phẩm bia rượu là đang còn rất lớn.

Về nước giải khát, trong thời gian qua, nhu cầu nước giải khát của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ nước giải khát đã có tốc độ tăng khá cao cùng với đà tăng trưởng thu nhập của người dân và quy mô của nền kinh tế.

Cũng theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu IPSI, năm 2005 Việt Nam tiêu thụ bình quân đầu người 12,14 lít nước giải khát nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 18 lít/người. Tiêu thụ nước giải khát cả nước đã tăng trung bình 14,76% trong 7 năm từ năm 2000 đến năm 2007. Riêng trong 2 năm 2006 và 2007 đã tăng trưởng tới 23%/năm. Dự báo giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nước giải khát của nước ta sẽ đạt 16-17%/năm; giai đoạn 2011-2015 sẽ đạt 14-15%/năm. Đến năm 2010, tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người của Việt Nam sẽ bằng mức trung bình của thế giới 24-25 lít/năm; năm 2015 tiêu thụ 44-45 lít.

Theo các tổ chức nghiên cứu về xu thế tiêu thụ bia, rượu trên thế giới, suất tiêu thụ của các nước đang phát triển đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng liên tục trong thời gian tới. Trong đó, các nước đang phát triển ở khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.

Như vậy nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát ở cả trong và ngoài nước được dự báo là đang tăng lên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Tiếp theo, chuyên đề sẽ xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở trong nước thời gian qua và sức ép mà ngành phải chịu để từ đó thấy thêm được lý do cần phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w