Về thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 59 - 64)

I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm

4. Về thị trường

4.1. Thị trường trong nước

Về thị trường bia, theo nhà cung cấp thông tin thị trường chính thức của thế giới Euromonitor, cơ cấu thị trường tiêu thụ bia của Việt Nam như sau: thị trường bia cao cấp 9%, thị trường bia trung cấp 64% và thị trường bia bình dân chiếm 27%.

Thị trường bia cao cấp chủ yếu do ba nhãn hiệu bia nước ngoài là Heineken, Carlsberg, Tiger và một số nhãn hiệu bia nội như Saigon Special, Saigon Lager, Hanoi Beer Premium 330ml (có tỷ trọng nhỏ)…chiếm lĩnh. Thị trường bia trung cấp chủ yếu thuộc về một số nhãn hiệu của SABECO, HABECO, Halida, Huda…Còn thị trường bia bình dân thuộc về các công ty bia địa phương và các cơ sở sản xuất thủ công.

Mặc dù hiện nay thị trường bia bình dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ bia, tuy nhiên thời gian tới thị trường này sẽ giảm dần tỷ trọng do đời sống của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hợp vệ sinh sẽ tăng cao và các cơ sở gia công địa phương có công nghệ lạc hậu sẽ không cạnh tranh được với các công ty có tiềm lực mạnh. Thị trường trung cấp được dự báo sẽ là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất trong những năm tới.

Về thị phần, với hơn 10 nhãn hiệu bia có sức chi phối mạnh trên thị trường như Sài Gòn, 333, Hà Nội, Halida, Tiger, Heineken, Carlsberg, San Miguel, Bivina…thì SABECO chiếm thị phần lớn nhất (35%), tiếp đến là VBL (20%) và HABECO (10%).

Xét hai doanh nghiệp lớn trong ngành là SABECO và HABECO. Sản phẩm bia của SABECO có mặt ở hầu hết khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước tuy nhiên tập trung chính ở thị trường các tỉnh thành phía Nam. Sở dĩ SABECO có được thị phần lớn như vậy ngoài các yếu tố về thương hiệu Bia Sài Gòn, Bia 333 đã được biết đến từ lâu, chất lượng sản phẩm tốt, hợp “gu” người tiêu dùng và giá cả cạnh tranh còn có sự thành công của hoạt động quảng bá thương hiệu và mạng lưới phân phối sản phẩm. Đối với HABECO, doanh nghiệp này lại xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Trị trở ra và có được vị thế khá vững chắc ở thị trường này. Các nhãn hiệu bia khác như Bia Huda, Festival của Công ty bia Huế tiêu thụ chủ yếu ở Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh. Các sản phẩm bia địa phương thì chủ yếu phục vụ nhu cầu trong vùng.

Đối với thị trường rượu, ngành rượu trong nước chưa có được một sản phẩm nào có chất lượng cạnh tranh được với các sản phẩm rượu ngoại nổi tiếng trên thế giới, thị trường rượu cao cấp chủ yếu là rượu nhập ngoại với các sản phẩm như Chivas, Johnnie Walker, Henessy…

Rượu công nghiệp sản xuất trong nước đang mở rộng thị phần với các nhãn hiệu như Vodka, Blubird, wisky…của công ty cổ phần rượu Hà Nội. Các sản phẩm của rượu Bình Tây với nhiều sản phẩm mới được thị trường ưa chuộng, đang dần đứng vững trên thị trường miền Nam. Rượu vang Đà Lạt, vang Thăng Long là những sản phẩm được người dân quan tâm do chất lượng ngày càng được nâng cao, giá rẻ phù hợp với thu nhập của đa số người tiêu dùng Việt Nam.

Các sản phẩm rượu công nghiệp trong nước đang bị sự cạnh tranh gay gắt bởi các loại rượu ngoại về chất lượng, sự chèn ép của rượu tự nấu, rượu giả, rượu lậu về giá cả do các loại rượu này thường trốn thuế nên có giá thấp hơn.

Ngành nước giải khát là ngành sớm có sự xuất hiện của các tên tuổi hàng đầu thế giới như Coca-Cola, Pepsi nên sự cạnh tranh giành giật thị phần đã và đang diễn ra rất gay gắt. Trong thời gian qua, do mức sống được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng nước giải khát của nhân dân không ngừng tăng cao cả về lượng và chất. Thị trường nước giải khát trong nước đang được cơ bản đáp ứng bởi sản phẩm của các hãng Coca-Cola, Pepsi, Tribeco, Tân Hiệp Phát, Dona Newtower…Các hãng sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu ở phân ngành hẹp là nước khoáng và nước tinh lọc với những nhãn hiệu như Lavie, Vital, Aquafina, Vĩnh Hảo, Đảnh Thạnh…Sản xuất nước ép trái cây mới phát triển hơn trong những năm gần đây và còn đang phải nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Mỹ…

4.2. Thị trường ngoài nước

Trước năm 2003, các sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát xuất khẩu mới chỉ mang tính chất thăm dò. Những năm gần đây hoạt động này đã được đẩy mạnh hơn và có mức tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2000-2007, xuất khẩu bia có tốc độ tăng bình quân 40%/năm về giá trị, với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 8,3 triệu USD, gấp hơn 10 lần so với năm 2000 và hơn 2,2 lần so với năm 2006. Tổng lượng bia xuất khẩu quy đổi theo lít năm 2007 đạt gần 13.386.231 lít, gấp hơn 2 lần so với lượng bia nhập khẩu.

Thị trường xuất khẩu bia của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, trong đó Campuchia là thị trường lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu với kim ngạch gần 5

triệu USD năm 2007, tiếp theo là Papua New Guinea với khoảng hơn 1,2 triệu USD và Indonesia với khoảng hơn 0,8 triệu USD. Nhật Bản cũng là một thị trường xuất khẩu tương đối ổn định với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 0,3 triệu USD. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu bia chính của Việt Nam không phải là các thị trường cao cấp.

Bia xuất khẩu phần lớn là bia lon và bia chai của các nhãn hiệu bia Sài Gòn, Hà Nội, Huda, Halida, Foster, San Miguel…Trong đó bia Sài Gòn chủ yếu xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản và Campuchia; bia Huda tới thị trường Lào, Indonesia; bia Foster tới thị trường Hàn Quốc; bia Hà Nội tới thị trường Nga.

Xuất khẩu rượu của Việt Nam cũng tăng từ 5,1 triệu USD năm 2000 lên 7,5 triệu USD năm 2007 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 7,4%/năm. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các rượu mạnh, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch. Tổng lượng rượu xuất khẩu trong năm 2007 quy lít là rượu mạnh 10.465.994 lít, rượu nhẹ 85.211 lít, đồ uống lên men 1.017.382 lít.

Thị trường xuất khẩu rượu của Việt Nam khá hẹp, chủ yếu chỉ tập trung vào một số nước châu Á, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu rượu mạnh trong hai năm 2006 và 2007.

Rượu xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Nhật Bản là các loại rượu truyền thống của Nhật được sản xuất tại Việt Nam như Sake, Sayaka,…Ngoài ra còn một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia…với giá trị kim ngạch đạt thấp. Một số sản phẩm rượu truyền thống của Việt Nam như rượu nếp, rượu Xika, rượu Vodka Hà Nội, rượu vang Đà Lạt…cũng được xuất khẩu nhưng lượng không nhiều và giá trị không cao.

Xuất khẩu nước giải khát của Việt Nam trong 7 năm qua đã tăng trưởng nhanh, trung bình đạt 32%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 có mức tăng

trưởng đột biến, đạt trên 39 triệu USD, gấp khoảng 1,8 lần so với năm 2006, gấp 2 lần năm 2005 và gấp 7 lần năm 2000. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các loại nước ép hoa quả và nước uống bổ dưỡng. Giá trị xuất khẩu nước bổ dưỡng chiếm tới 61,6% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát, tiếp theo là nước ép trái cây chiếm 36,4%, nước khoáng chỉ chiếm 1,8%.

Thị trường xuất khẩu nước khoáng và nước tinh lọc năm 2007 với cơ cấu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w