Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 74 - 76)

II. Đánh giá chung về phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam

2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.2. Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập

Việc mở rộng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua có thể nói là khá nhanh. Tuy nhiên quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập, thể hiện qua sự phân mảng về quy mô các nhà máy, việc bố trí mạng lưới sản xuất và quy hoạch vùng nguyên liệu.

Về quy mô các nhà máy: Trong số các doanh nghiệp của ngành, các doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn trong cả 3 phân ngành, đặc biệt là ngành nước giải khát, chiếm tới hơn 90%, trong khi các doanh nghiệp lớn lại chiếm tỷ trọng quá nhỏ.

Các cơ sở sản xuất nhỏ đi kèm với công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp và gây ô nhiễm môi trường. Do hạn chế về tài chính và ý thức bảo vệ môi trường kém nên việc đầu tư thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm còn chưa được quan tâm đúng mức. Có những cơ sở không có bể chứa và biện pháp xử lý chất thải, tất cả nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.

Về mạng lưới sản xuất: Việc bố trí mạng lưới sản xuất cũng chưa thực sự

hợp lý. Khu vực miền Trung được coi là “dải đất du lịch” của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu lại khô và nóng, nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát sẽ rất lớn. Tuy nhiên hiện nay ở khu vực này mới tập trung chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu. Chẳng hạn như đối với sản phẩm bia, trong vùng có Công ty Bia Huế là doanh nghiệp lớn hơn cả

(công suất 100 triệu lít/năm), nhưng sản phẩm lại mới chỉ đáp ứng được chủ yếu ở thị trường Huế, các tỉnh khác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…hầu hết phải vận chuyển sản phẩm của SABECO, HABECO…về để tiêu thụ.

Về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu: Bên cạnh việc bố trí mạng lưới

sản xuất chưa hợp lý, ngành cũng chưa có các quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất. Trái cây phục vụ cho sản xuất rượu vang đã được chú trọng hơn, hiện đang hoàn thành giai đoạn I của dự án trồng nho tại Ninh Thuận. Một số dự án thử nghiệm nữa đang được tiến hành. Vùng nguyên liệu đại mạch cho sản xuất bia thì vẫn dừng lại ở khâu khảo sát, chưa có kết quả. Các loại hoa quả để sản xuất nước giải khát chủ yếu là mua tại vườn, chưa theo quy hoạch.

Tình trạng phát triển thiếu cân đối như trên là do công tác quản lý quy hoạch ngành còn kém, cấp phép đầu tư tràn lan, không hiệu quả và một phần là do thiếu vốn.

Về công tác quản lý quy hoạch ngành: Nhu cầu về bia rượu giá rẻ vẫn còn

phổ biến, các doanh nghiệp hiện có không đáp ứng được tất yếu dẫn đến hình thành các cơ sở sản xuất ở địa phương để bù đắp khoảng trống này. Hơn nữa, do có thuế tiêu thụ đặc biệt nên nhiều nơi mong muốn có nhà máy bia để tăng thu ngân sách cho địa phương. Rất nhiều cơ sở sản xuất được cấp phép, tuy nhiên do vốn ít nên đây hầu hết là các cơ sở nhỏ. Ở ngành sản xuất nước giải khát, nhu cầu về sản phẩm lớn cộng với sự ra đời của các thiết bị lọc và xử lý nước không cần nhiều vốn dẫn đến có quá nhiều cơ sở sản xuất nước tinh lọc có quy mô nhỏ ra đời, quản lý không theo kịp. Mặt khác, việc quản lý quy hoạch ngành Bia – Rượu – Nước giải khát mới được chú trọng từ năm 2000 trở lại đây, trước đó sự phát triển của ngành khá tự do, tuy nhiên các cơ sở sản xuất hiện có lại thường

được phát triển dựa trên các cơ sở sẵn có, do đó chưa theo kịp với những thay đổi về nhu cầu và chưa gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu.

Về vốn: do vốn đầu tư ít dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở sản

xuất nhỏ, máy móc trang thiết bị nghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu cũng đòi hỏi vốn lớn tuy nhiên sự hạn chế về vốn đầu tư làm cho hoạt động này gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w