c. Quản lý nguồn vốn dài hạn
2.2.5.1. Quản lý cơ cấu nguồn vốn của công ty
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình 93,3% tổng nguồn vốn, tuy vậy, công ty vẫn luôn đảm bảo được an toàn tài chính và vẫn tiếp tục có thể huy động thêm vốn vay từ các tổ chức tín dụng, điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Error! Not a valid link.
Trong kỳ nghiên cứu, do chưa có phòng tài chính và các chuyên viên tài chính chuyên nghiệp, công ty chưa xây dựng và sử dụng các mô hình xác định cơ cấu vốn tối ưu. Cơ cấu vốn kế hoạch của công ty được xác định trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu vốn so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành.
2.2.5.2.Quản lý nợ phải trả
Trong kỳ nghiên cứu, nợ phải trả ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản nợ vay từ ngân hàng, nợ phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (bình quân khoảng 91%) trong cơ cấu tổng nguồn vốn.
Error! Not a valid link.
Các khoản nợ vay dài hạn của công ty tăng rất lớn trong năm 2009 do công ty vay để đầu tư vào hệ thống thiết bị thi công hầm và các công trình ngầm.
Error! Not a valid link.
Công ty đã có những xem xét, tính toán cẩn trọng trước khi vay vốn đầu tư và có chính sách khấu hao rất phù hợp để hoàn trả nợ vay theo tiến độ hoàn trả nợ đã cam kết với ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay.
Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, nguồn vốn vay ngân hàng của công ty, đặc biệt là nguồn vốn vay ngắn hạn đang dần bị thu hẹp, gây không ít khó khăn về tài chính cho công ty.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn, trong kỳ nghiên cứu, công ty đã tăng cường huy động các nguồn vốn nội bộ như: tạm chiếm dụng vốn của các đơn vị trực thuộc, vay tiền của cán bộ công nhân viên …
Ngoài nguồn vốn truyền thống là nợ vay ngân hàng và nợ phải trả, công ty chưa có chính sách để tìm kiếm, phát triển các nguồn vốn mới như trái phiếu, liên doanh liên kết đầu tư, huy động vốn từ các quỹ đầu tư …
2.2.5.3.Quản lý vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là vốn Nhà nước (Đơn vị chủ quản: Bộ Tư lệnh công binh). Theo chủ trương của đơn vị chủ quản, công ty đã bảo toàn và phát triển tốt vốn góp của chủ sở hữu, cụ thể, nguồn vốn góp của chủ sở hữu đã tăng từ 64 tỷ năm 2007 lên 75 tỷ năm 2009. Nguồn bổ sung vốn góp của chủ sở hữu của công ty là lợi nhuận sau thuế.
Error! Not a valid link. 2.2.6. Thực trạng quản lý lợi nhuận
Trong kỳ nghiên cứu, công ty không chịu sự can thiệp của đơn vị chủ quản (Bộ Tư lệnh công binh) đến quá trình phân chia lợi nhuận của công ty. Đơn vị chủ quản luôn khuyến khích công ty sử dụng thu nhập sau thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, lập quỹ đầu tư phát triển.
Lợi nhuận kinh doanh sau khi nộp thuế thu nhập công ty được công ty phân bổ theo các mục đích chủ yếu sau:
- Trích lập các quỹ: quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ khen thưởng phúc lợi, các quỹ khác theo đúng quy chế quản lý tài chính của công ty được đơn vị chủ quản thông qua;
- Tăng vốn góp của chủ sở hữu;
- Một phần để lại lợi nhuận chưa phân phối
Chính sách phân chia lợi nhuận của công ty tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và của Đơn vị chủ quản, đảm bảo mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước ở đơn vị.