Đa dạng hoá và quản lý chặt chẽ nguồn thu, phát huy tự chủ tài chính, tiến tới xây dựng mô hình Đại học tự chủ về tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 73 - 79)

V Đào tạo nghề 999 1049 1099 1149 1199

3.2.1.1.Đa dạng hoá và quản lý chặt chẽ nguồn thu, phát huy tự chủ tài chính, tiến tới xây dựng mô hình Đại học tự chủ về tài chính

* Đa dạng hoá các nguồn thu

Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục, để quản lý và điều hành giáo dục. Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: pháp luật, kế hoạch chiến lược, tài chính... Trong đó tài chính được xem là công cụ có tầm quan trọng bậc nhất để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Thông qua hoạt động tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hoà và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp, các bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình trường cần phát triển với các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay ở nước ta còn thấp, không đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng những nguồn lực mà giáo dục có được còn kém hiệu quả.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, giáo dục Đại học tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Coi trọng cả ba mặt, mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, coi trọng chất lượng là mục tiêu hàng đầu, phát triển quy mô phải đảm bảo trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện, rõ nét về chất lượng và hiệu quả.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001  2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số: 201/2001/QĐ-Ttg ngày 28/12/2001) đã nêu lên bảy giải pháp phát triển giáo dục. Hội nghị giáo dục toàn quốc tháng 10/2001 đã nêu các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đại học, mở rộng việc áp dụng học chế tín chỉ và tiến hành kiểm định điều kiện bảo đảm chất lượng, cải tiến chế độ tuyển sinh, phát triển khoa học công nghệ, củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất tài chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế.

Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của cả nước và của khu vực, căn cứ vào định hướng phát triển những năm đầu thế kỷ XXI của ngành giáo dục,

vào điều kiện thực hiện và chiến lược phát triển của ĐHĐN, trong những năm tới nhu cầu vốn của trường là rất lớn, bởi vì nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả nước nói chung và đại học Đà Nẵng nói riêng. Chính vì vậy ĐHĐN rất quan tâm đến công tác xây dựng chiến lược phát triển nguồn tài chính, nhằm mục tiêu bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ mới hiện đại đồng bộ. Đại học Đà Nẵng sẽ đa dạng hoá nhằm khai thác tất cả các nguồn kinh phí để phục vụ cho mục đích trên và vấn đề đặt ra là các nguồn này có thể hình thành từ đâu và làm sao để khai thác và sử dụng các nguồn này một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy nguồn NSNN cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của Đại học Đà Nẵng do hiện nay cơ sở vật chất của trường còn rất thiếu thốn, lạc hậu, chưa đổi mới về trang thiết bị. Việc đưa ra những giải pháp về mặt tài chính để xây dựng Đại học Đà Nẵng thành một Đại học đa ngành, đa lĩnh vực là rất cần thiết trong thời gian tới.

Thứ nhất: Tranh thủ nguồn thu từ NSNN:

Nhà nước tăng cường nguồn kinh phí cho Đại học Đà Nẵng thông qua chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm tỷ lệ sinh viên được cấp kinh phí, đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hằng năm của Đại học Đà Nẵng, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các Bộ, ngành và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện để trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho đào tạo đại học trên cơ sở tận dụng đội ngũ cán bộ, thiết bị, cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá nguồn lực trong quá trình xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng.

Đại học Đà Nẵng chịu sự quản lý trực tiếp theo ngành dọc là Bộ Giáo dục và Đào tạo vì vậy thực hiện phương hướng trên nhằm thực hiện sự liên thông, phối hợp chiều ngang trong việc thực hiện những mục tiêu chung về kinh tế – văn hoá - xã hội.

Thứ hai: Nguồn thu ngoài NSNN cấp

Đây là nguồn thu đáng kể bổ sung cho nguồn ngân sách, huy động từ nguồn thu học phí, sự đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở sử dụng nhân lực. Trên cơ sở thực

hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới (theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/03/1998) trong tương lai khi xác định được chi phí đơn vị của từng cấp, bậc giáo dục, Nhà nước sẽ tiến hành điều chỉnh mức học phí nhằm tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp, bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng góp và nâng mức học phí, sẽ là tín hiệu tốt cho các cơ sở giáo dục hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, Đại học Đà Nẵng cần phải thể chế hoá quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác như thu cao hơn ở các vùng thành phố và vùng có kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác.

Bên cạnh việc tăng mức thu học phí, cần gắn liền với chương trình cho vay và quỹ học bổng. Ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng cao, nhằm hướng tới mục đích là tỷ lệ thu nhập của trường từ các khoản thu ngoài NSNN trong tổng thu của trường tăng dần lên.

Đại học Đà Nẵng cũng có thể tăng nguồn thu từ sự đóng góp của các cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do trường đào tạo, các tổ chức cá nhân tuyển dụng lao động đóng góp một phần kinh phí đào tạo, quan hệ phối hợp với trường qua việc tuyển dụng hoặc thông qua đơn đặt hàng về số lượng lao động đã được đào tạo. Tính toán chi phí tại cơ sở đào tạo, gắn khâu tuyển sinh và việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp, giảm chi phí việc đào tạo không phù hợp yêu cầu và tạo khả năng sử dụng hợp lý hơn sinh viên đã qua đào tạo.

Thứ ba: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, tạo điều kiện để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Tích cực thực hiện hoặc tham gia thực hiện các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó có những dự án lớn như dự án giáo dục đại học, dự án đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ thông tin… từ các nguồn tài trợ, viện trợ, vay của tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trong nước hoặc nước ngoài… (cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực hiện dự án có hiệu quả, tranh thủ vốn, trang bị, cán bộ giảng dạy của

nước ngoài). Mục tiêu là không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở bậc cao, khẳng định vị trí của Đại học Đà Nẵng trong hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước và trên thế giới, cụ thể là:

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học nhằm cung cấp cán bộ có trình độ cao cho trường và cho khu vực. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh liên kết đào tạo sau đại học một số chuyên ngành theo yêu cầu của địa phương, xã hội và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Phát triển nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học ở tất cả các hướng: khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương, tạo điều kiện môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ. Xác định mối quan hệ hợp lý giữa nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học công nghệ. Khuyến khích các đề tài, hình thức, nghiên cứu và ứng dụng gắn liền với tổ chức kinh tế, xã hội lớn. Có biện pháp tăng nguồn lực và các mức đầu tư cho công tác nghiên cưứ khoa học. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia các đầu ngành và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học lớn.

Liên kết, liên thông trong nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật đối với các cơ sở trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học, công nghệ - môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Thuỷ sản… trong và ngoài tỉnh để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ địa phương. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên, phát triển việc hợp tác khu vực Asean và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo và sản xuất, đời sống. Tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học với các quy mô khác nhau, nhằm trao đổi, khai thác thông tin và hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học- công nghệ. Kết hợp đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với việc biên soạn, in ấn, phát hành các giáo trình, tài liệu tham khảo, thông báo khoa học, tạp chí khoa học cho từng chuyên ngành hẹp và thông báo, tạp chí khoa học của Trường phát hành trong phạm vi cả nước. Khai thác, cập nhật thông tin khoa học của thế

giới bằng các hình thức khác nhau. Triển khai việc liên kết, liên thông đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học lớn trên thế giới.

Thu hút sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình tổ chức đào tạo và tiếp nhận những sinh viên tốt nghiệp sau khi đào tạo bằng các hình thức: hợp tác đào tạo giữa Nhà trường và các Doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu các đề tài gắn với thực tiễn của doanh nghiệp, giao lưu, báo cáo thực tế, tổ chức tham quan doanh nghiệp cho giảng viên, nghiên cứu viên… tại các cơ sở, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

Thứ tư: Tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học từ các dự án sản xuất thử nghiệm, các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, xuất bản, in ấn… các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế, thông qua hệ thống các quy chế cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời có nguồn vốn đầu tư bổ sung cho đào tạo đại học của trường, phát triển các doanh nghiệp trong trường, tăng nguồn thu nội bộ cho cơ sở đào tạo. Tăng cường sử dụng một bộ phận tri thức khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đa dạng với phương tiện kỹ thuật và trang bị hiện có, liên kết với các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nghiên cứu sản xuất dưới nhiều hình thức, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của trường, tạo nguồn thu để đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của trường.

Thứ năm: Tăng cường các nguồn thu khác

* Nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế và từ quỹ nâng cao chất lượng giáo dục đại học: thông qua sự bảo lãnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng các dự án khả thi, mang lại hiệu quả tốt, có sức thuyết phục cao, đây là nguồn vốn quan trọng cho tiến trình nâng cao chất lượng đào tạo, với các dự án này có thể đào tạo được cán bộ bằng cách gửi đi đào tạo ở nước ngoài, tăng cường nguồn tài liệu trang bị thư viện, đầu tư trang thiết bị mới một số phòng thí nghiệm phục vụ một số lượng lớn sinh viên, học sinh như phòng thí nghiệm lý, hoá, sinh, môi trường, trang bị một số phòng thí nghiệm mũi nhọn mà Đại học Đà Nẵng có thế mạnh như: phòng thí nghiệm điện tử - viễn thông, phòng thí nghiệm động cơ

đốt trong, phòng thí nghiệm điện tự động hoá, phòng thí nghiệm kỹ thuật điện, phòng thí nghiệm cơ - điện tử và phòng thí nghiệm hoá dầu…

* Nguồn hợp tác phát triển với các nước: Bằng sự hợp tác với các tổ chức, các trường đại học trên thế giới, lập các dự án tranh thủ nguồn viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức nhằm hoàn thiện các dự án đang được triển khai và xây dựng mới một số công trình phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học

* Nguồn thu hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, tư vấn dịch vụ: tích cực mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi đôi bên cùng có lợi với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước thông qua hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài, các dự án để đào tạo cán bộ, tạo nguồn thu,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 73 - 79)