Quy mô đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 68 - 69)

IV. Chi khoa học công nghệ (11-01) 7.135.000.000 V Chi thực hiện chương trình mục tiêu 6.600.000

3.1.2.Quy mô đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học

* Về đào tạo:

+ Mục tiêu phát triển đào tạo.

Để hoàn thành sứ mạng của mình và đạt được mục tiêu chung đã đề ra, trong công tác phát triển đào tạo, Đại học Đà Nẵng hướng đều các mục tiêu sau:

- Tăng quy mô đào tạo một cách hợp lý theo từng năm, phấn đấu đến năm 2010 tổng số sinh viên của ĐHĐN khoảng 76.560 và đến năm 2015 là 97.051. Trong đó số sinh viên chính quy là 36.721 cho năm 2010 và 46.162 cho năm 2015.

- Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đổi mới các yếu tố chi phối quá trình đào tạo, đặc biệt là phương tiện giảng dạy. Sinh viên ĐHĐN khi ra trường có khả năng thích nghi tốt với yêu cầu thực tế.

- Mở thêm một số ngành mới, đáp ứng các yêu cầu về cơ cấu ngành nghề của thực tế xã hội. Bỏ hoặc tạm dừng đào tạo một số ngành mà xã hội không còn hoặc chưa có yêu cầu.

- Tổ chức xây dựng tốt khung chương trình đào tạo, thường xuyên đổi mới chương trình với mục đích bám sát sự tiến bộ của khoa học - công nghệ và xã hội.

- Chuyển đổi hệ thống đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ

- Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học gắn với thực tế tại khu vực Miền trung và đặc biệt là TP Đà Nẵng. Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là chú trọng ứng dụng.

- Tổ chức các lớp đào tạo chất lượng cao, nhằm đào tạo nhân tài, các chuyên gia đầu đàn.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng loại hình đào tạo không chính quy đặc biệt là hình thức đào tạo từ xa.

- Mở thêm cơ sở đào tạo mới, dự kiến là phân viện ĐHĐN tại Tây Nguyên.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo một số ngành nghề cho các nước bạn như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan…

- Liên kết với các nước phát triển trong việc gửi cán bộ và sinh viên đi đào tạo “Du học tại chỗ”.

+ Cấp độ đào tạo và các loại hình đào tạo.

Tiếp tục duy trì 2 loại hình đào tạo là: Đào tạo chính quy và không chính quy mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo loại hình không chính quy theo ba loại:

+ Tại chức tại trường, tại chức tại các địa phương và đào tạo từ xa.

+ Trong những năm tới, nhu cầu về loại hình đào tạo tại chức sẽ giảm và nhu cầu đào tạo từ xa sẽ tăng nhiều.

+ Đại học Đà Nẵng tiếp tục đào tạo nhiều cấp học: sau đại học, đại học, cao đẳng và trung học. Trong đó ưu tiên cho cấp đào tạo sau đại học và đại học

* Về quy mô đào tạo:

Để đạt được mục tiêu đã được xác định, về quy mô đào tạo được thể hiện cụ thể theo biểu sau:

Biểu 3.1:Quy mô đào tạo Đại học Đà Nẵng đến năm 2015

TT Quy mô đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010 2015 I Sau đại học 779 913 1072 1238 1416 1898 II Đào tạo đại học 48634 51128 54673 58119 62281 79987

1 Hệ chính quy 23619 25194 26661 28174 29508 38455

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 68 - 69)