Quản lý nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 47 - 48)

IV. Chi khoa học công nghệ (11-01) 7.135.000.000 V Chi thực hiện chương trình mục tiêu 6.600.000

2.1.2.2.Quản lý nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn kinh phí ngoài NSNN bao gồm: Thu học phí, viện trợ và thu sự nghiệp khác, được Đại học Đà Nẵng thống nhất quản lý và hướng dẫn thống nhất việc thu chi theo quy định.

Đối với Đại học Đà Nẵng, nguồn vốn NSNN cấp vẫn đóng vai trò chủ đạo và quyết định đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm chiếm khoảng 65-75% tổng nguồn kinh phí của trường.

Biểu 2.6:Cơ cấu nguồn thu của Đại học Đà Nẵng từ năm 2003-2005

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Nguồn ngoài ngân sách Nhà nước

56.783.905.925 51.828.500.000 57.225.000.000

Nguồn: Ban kế hoạch tài chính - Đại học Đà Nẵng năm 2005

Qua số liệu bảng trên ta thấy, tỷ trọng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước cũng có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy Đại học Đà Nẵng đã đẩy mạnh được công tác xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các nguồn tài chính phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và đã thành công trong việc huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước. Đối với Đại học Đà Nẵng ngoài nguồn vốn do NSNN cấp, Nhà trường còn huy động từ các nguồn sau:

- Học phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác của người học theo quy định của Nhà nước.

- Huy động từ vốn vay và nguồn viện trợ không hoàn lại, các dự án của nước ngoài, từ các tổ chức kinh tế - văn hoá - giáo dục trong và ngoài nước.

- Huy động từ các đơn vị địa phương, các ngành theo yêu cầu đào tạo theo địa chỉ và nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, các hoạt động dịch vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh, bán sản phẩm thực hành, thí nghiệm…

- Các nguồn thu khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 47 - 48)