Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 48 - 50)

IV. Chi khoa học công nghệ (11-01) 7.135.000.000 V Chi thực hiện chương trình mục tiêu 6.600.000

2.1.3.1.Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Nguồn NSNN cấp chủ yếu được Nhà trường sử dụng cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp, gắn với quá trình giảng dạy và học tập, bao gồm các khoản mục sau:

- Chi cho con người: gồm chi lương và các loại tiền công, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, phúc lợi tập thể cho cán bộ công nhân viên, chi học bổng và các khoản chi hỗ trợ cho sinh viên thuộc diện chính sách… chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi hằng năm.

- Chi quản lý hành chính: gồm chi các khoản tiền điện, nước, điện thoại, Internet, xăng xe, công tác phí, văn phòng phí và văn phòng phẩm cho giáo viên, tiền nhà đất, vệ sinh cơ quan… phục vụ cho các hoạt động của bộ máy quản lý của Đại học Đà Nẵng.

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: gồm chi cho hoạt động đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh như: mua vật tư thí nghiệm, mua tài liệu giáo trình cho thư viện, chi cho quá trình thực tập, thực tế tại các cơ sở sản xuất, chi cho nghiên cứu khoa học của sinh viên, khen thưởng cán bộ giảng viên, sinh viên, chi cho tổ chức các hội nghị, hội thảo về nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chi cho chuyên gia nước ngoài cùng các đoàn đến làm việc…

- Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định nhằm đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, thay thế các trang thiết bị cũ, sửa chữa và trang bị thêm các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện…

Trong những năm qua Đại học Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng nhằm củng cố hoàn chỉnh bộ máy, giảm biên chế để giảm quỹ lương, giảm chi phí hành chính, đồng thời tỷ lệ chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như chi mua sắm sửa chữa từng bước được cải thiện nâng lên. Điều này chứng tỏ Đại học Đà Nẵng đã chú trọng hơn vào việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo cả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Việc chi trả lương cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng được thực hiện theo hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, các khoản phụ cấp lương được thực hiện theo quy định nhưng còn cứng nhắc vì vậy không tạo được động lực để người lao động nâng cao năng suất và chất lượng giảng dạy.

Các khoản chi hành chính tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi, còn các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn tuy có tăng nhưng chưa có những bước chuyển biến đáng kể. Trong thực tế các khoản chi cho sinh viên và giáo viên đi thực tập, thực tế, mua thiết bị thực hành, thí nghiệm theo yêu cầu đào tạo còn hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng tối thiểu cho một số ngành lý thuyết, đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ còn thiếu thốn. Vì vậy, chất lượng đào tạo chưa cao, kỹ năng thực hành, thực tế của sinh viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Chưa

chi trả vượt giờ, chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với công sức của giảng viên, do đó không tạo được động lực để họ giành thời gian đầu tư nghiên cứu nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy.

Các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất tuy đã được chú trọng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng về quy mô đào tạo, đặc biệt là hệ đào tạo chính quy.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 48 - 50)