Kinh nghiệ mở các trường đại học trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 31 - 33)

Kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội:

Trong công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội mà nổi bật là sự chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động phù hợp với những yêu cầu đổi mới nền giáo dục đại học theo hướng xây dựng các đại học lớn đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, để có thể bắt kịp trình độ giáo dục đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Khắc phục tình trạng phân tán hiện nay với một số đông các trường đại học đơn ngành, quy mô nhỏ, chất lượng đào tạo không đồng đều và có xu thế tách rời đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đại học Quốc gia Hà Nội được hoạt động và tổ chức theo quy chế đặc biệt với những quyền tự chủ cao trong một môi trường thuận lợi, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách đầu tư hợp lý cho sự phát triển giáo dục và đào tạo, nhiên cứu khoa học và công nghệ. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã ghi rõ: “coi trọng nghiên cứu cơ bản, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ, phấn đấu để đến năm 2020 có một số trường Đại học đạt chuẩn Quốc tế”.

Mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với quy chế và Nghị định của Chính phủ ban hành giao quyền tự chủ cao, cho phép khai thác sử dụng tốt các nguồn lực tập trung, các cơ sở vật chất dùng chung cho tất cả các đơn vị thành viên. Đặc điểm này khiến Đại học Quốc gia Hà Nội vừa khai thác được sức mạnh tối đa của toàn hệ thống, vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn nhân tài, vật lực.

Từ những bài học kinh nghiệm của các nước và ở trong nước, chúng ta có thể kế thừa những kinh nghiệm, những mô hình quản lý tài chính tiên tiến của các nước trên thế giới và bài học quản lý tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và cho Đại học Đà Nẵng nói riêng:

- Cần tăng cường quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học để trường có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của thị trường sức lao động.

Xây dựng mô hình trường đại học công lập tự chủ thay cho mô hình hoạt động của trường đại học truyền thống.

- Đổi mới công tác phân bổ và quản lý ngân sách giáo dục

- Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện để vừa phát triển quy mô số lượng vừa nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phát triển các trường ngoài công lập, hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính

sách hỗ trợ các trường ngoài công lập, tạo sự cạnh tranh trong

giáo dục.

- Khuyến khích đa dạng hoá các nguồn thu của trường đại học, nhất là các nguồn thu ngoài NSNN cấp.

- Cải tiến quản lý cơ chế tài chính, thực hiện phân cấp phân quyền tiến tới xây dựng mô hình các trường Đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Chương 2

Thực trạng quản lý tài chính của Đại học Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 31 - 33)