Kinh nghiệm của các trường đại học trong việc quản lý tài chính 1 Kinh nghiệm của nước ngoà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 29 - 31)

1.3.1. Kinh nghiệm của nước ngoài

* Kinh nghiệm của Mỹ:

Nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục đại học ở Mỹ rất lớn, gồm: Sự hỗ trợ tài chính rất lớn của Nhà nước và xã hội. Ngân sách hàng năm của Nhà nước dành cho giáo dục luôn có xu hướng gia tăng (ví dụ như năm 1989 đầu tư cho lĩnh vực này khoảng 353 tỷ USD, đến năm 1999 là 635 tỷ USD, đến năm 2003 đã đạt 756 tỷ USD, nên phần chi cho giáo dục đại học cũng tăng theo, hiện nay đầu tư cho giáo dục chiếm tỷ lệ khoảng 7% GDP, và nếu kể cả phần chi của xã hội thì toàn bộ chi tiêu cho giáo dục - đào tạo hàng năm xấp xỉ 1.000 tỷ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm đến 2/3, tức hơn 700 tỷ USD.

Trong cơ chế quản lý tài chính tập trung, với việc phân bổ ngân sách theo các tiêu chuẩn định sẵn, nhà trường nhận các nguồn tài trợ về: tài liệu học tập, giảng viên, phương tiện đi lại cùng một ít kinh phí khác, đã làm hạn chế khả năng sáng tạo của đội ngũ, ngăn

cản sự đổi mới của nhà trường, có hại cho việc thiết kế chương trình và khả năng tham gia của các nhà giáo dục… Vì vậy các nhà kinh tế học Hoa Kỳ cần phải thực hiện cải cách giáo dục một cách cơ bản với hai chiến lược: Chiến lược quản lý tài chính và chiến lược hiệu quả chi phí và chất lượng.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực trường tư cũng cho thấy rằng phí tập trung hoà trong 04 lĩnh vực: Quyền lực, thông tin, tri thức và kinh phí sẽ làm tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo trong nhà trường. Nhà trường có quyền quyết định phân bổ các nguồn tài chính một cách hợp lý và được quyền tự chủ về tài chính. Khi trao quyền tự chủ về tài chính cho các trường đại học công lập, các nhà quản lý quận, huyện tiếp tục kiểm soát các chi phí của Nhà trường như: nhà, cửa, lương của giảng viên, các khoản mua sắm ban đầu… các nhà quản lý quận, huyện cần đưa ra danh mục các trang thiết bị chất lượng và buộc Nhà trường phải tuân theo. Vì vậy, các chuyên gia quản lý tài chính cấp quận, huyện lại tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với Nhà trường trong quá trình tự chủ về tài chính. Điều đó dẫn đến một số trường có thể thuê giảng viên ít kinh nghiệm hoặc giảng viên làm việc thêm giờ để giảm giá thành phải trả cho đội ngũ, dẫn đến chất lượng và hiệu quả không cao.

Để thực hiện tốt tự chủ về tài chính trong các trường đại học công lập đòi hỏi nhà trường cần có các quyền sau:

- Quản lý chuyên môn: Nhà trường phải được tự tuyển chọn đội ngũ giảng viên, quyết định thời gian làm việc của các tổ chuyên môn, phân công lao động hợp lý.

- Quản lý các khoản chi tiêu cho giảng viên và các phương tiện sử dụng trong nhà trường.

- Kiểm soát các nguồn cung cấp: chủ động tìm người cung cấp các dịch vụ và các thiết bị khi họ cần. Cho phép Nhà trường được chuyển các khoản tiền chưa chi tiêu sang các năm học sau.

Việc phân bổ ngân sách giáo dục được thực hiện theo các phương thức:

- Phân bổ ngân sách dựa trên số lượng học sinh, sinh viên, chính quyền Liên bang định mức chi phí cơ bản và cung cấp kinh phí cho Nhà trường.

- Trợ cấp kinh phí cho các học sinh, sinh viên nghèo với định mức hỗ trợ tối thiểu là 1.500 USD/Sviên.

- Các Bang cần điều chỉnh phân bổ kinh phí phù hợp với các trường, vùng, miền…

* Kinh nghiệm của Thái Lan:

Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư thêm cho hệ thống giáo dục - đào tạo như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị dạy học. Mới đây, Nội các Chính phủ đã thông qua việc xây dựng một quỹ 20 tỷ Bạt để trợ cấp theo hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư muốn xây dựng thêm trường học. Chính phủ sẵn sàng cấp đất với giá thấp và miễn giảm thuế cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục - đào tạo.

Đối với người học có quyền được vay trước một khoản tiền để trả học phí, mua sách vở, học cụ và các chi phí khác liên quan tới học tập, lượng vay đủ để cho người học trang trải cho đủ 7 năm: 3 năm ở cấp trung học và 4 năm ở cấp đại học. Sau khi tốt nghiệp 2 năm thì họ bắt đầu phải hoàn trả số tiền vay cả gốc cộng lãi: 1% hằng năm trong vòng 15 năm.

Việc sử dụng công cụ tài chính linh hoạt như ở Thái Lan đã tạo cơ hội tốt, không những cho tất cả những người dân mà còn cho những người nghèo có cơ may học tập.

* Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Trong những năm gần đây giáo dục đại học ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện những cải cách nhằn thúc đẩy giáo dục đại học theo kịp sự phát triển kinh tế và đáp ứng được nhu cầu đại học của các đối tượng trong xã hội.

Việc cải cách quản lý cơ chế tài chính giáo dục đại học của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau:

- Chuyển giao phần lớn các trường Đại học cho các Tỉnh, thành phố quản lý - Nới rộng quyền quản lý các trường Đại học, Cao đẳng cho địa phương - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

- Cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngoài công lập - Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pot (Trang 29 - 31)