IV. Chi khoa học công nghệ (11-01) 7.135.000.000 V Chi thực hiện chương trình mục tiêu 6.600.000
2.1.3.2. Chi từ nguồn ngoài ngân sách
Ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước cấp, Đại học Đà Nẵng còn huy động thêm từ các nguồn học phí của người học, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu từ đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, các loại dịch vụ cùng các nguồn thu khác. Nguồn kinh phí này chủ yếu được phân bổ cho các khoản chi sau:
- Chi hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và phục vụ đào tạo như bồi dưỡng thêm cho giảng viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn… phục vụ giảng dạy.
- Chi tăng cường cho cơ sở vật chất: mua sắm, sửa chữa, tôn tạo, thuê cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, trang thiết bị tại các văn phòng khoa, hỗ trợ việc biên soạn giáo trình, hỗ trợ quản lý chuyên môn, hành chính, đoàn thể.
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo như hỗ trợ cho việc tổ chức thực tập, thực tế của giảng viên và sinh viên, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, vào các dịp lễ tết, khen thưởng học sinh, sinh viên, hỗ trợ phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào mùa hè xanh…
- Trích nộp cho các đơn vị phục vụ: ký túc xá, thư viện trường, trạm xá và nộp cấp trên.
Nguồn tài chính ngoài NSNN cấp do Nhà trường tự huy động thêm cũng đã phần nào bổ sung vào tổng nguồn kinh phí chi của Nhà trường nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, đầu tư cho mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, bên cạnh việc chi cho bộ máy quản lý của Nhà trường. Tuy nhiên nguồn kinh phí này trong những năm qua huy động chưa được nhiều nhưng cũng đã góp phần cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ giảng viên, công nhân viên trong trường, bổ sung vào
công tác quản lý hành chính phục vụ đào tạo và hỗ trợ công tác chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Hằng năm sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với NSNN theo quy định của pháp luật, số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu (sau khi loại trừ kinh phí nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn viện trợ…) và phần chi tương ứng, Đại học Đà Nẵng có thể trích lập các quỹ sau:
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.
- Quỹ khen thưởng được dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp.
- Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức chi cho người lao động trong biên chế, chi thực hiện tinh giảm biên chế.
- Phần còn lại được kết chuyển sang năm sau
Việc phân phối chênh lệch thu – chi của Đại học Đà Nẵng được thực hiện tương đối hợp lý và phù hợp với quy định của Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 về “chế độ tài chính áp dụng cho đưon vị sự nghiệp có thu”. Do chênh lệch thu – chi còn ít nên trường cũng chưa trích lập được quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho cán bộ, viên chức trong trường. Vì vậy, trong thời gian tới Đại học Đà Nẵng cần có chính sách tăng cường thu hút các nguồn tài chính đồng thời giảm, hạn chế bớt các khoản chi tiêu chưa hợp lý, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài chính để giúp nâng cao chất lượng đời sống cán bộ giảng viên, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo đáp ứng nguồn
nhân lực cho xã hội trong tình hình mới.