2. Các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo
2.3.3. Xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng nhằm tận dụng mọi nguồn lực vào thực hiện các mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ em nghèo.
Trước tiên cần hiểu là xã hội hóa giáo dục là làm cho toàn bộ xã hội hiểu đúng hiện trạng của giáo dục, mục tiêu phấn đấu của nó, những trở ngại và thách thức cũng như vai trò đặc biệt của giáo dục làm cho dân giàu nước
mạnh, để đóng góp trí tuệ, đóng góp sức lực và tiền cho giáo dục, hình thành môi trường thuận lợi phát triển giáo dục. giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, hơn bao giờ hết yêu cầu phát triển giáo dục trong môi trường kinh tế thị trường đòi hỏi sự chung sức của nhà nước và nhân dân, trung ương và địa phương, các tôt chức xã hội và doanh nghiệp, gia đình và cá nhân.
Thu hút sự tham gia của các tổ chức quần chúng và xã hội hóa dân sự để mở rộng đáng kể việc cung cấp dịch vụ mẫu giáo
Mở rộng vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ giáo dục ở cấp THCS, TH chuyên nghiệp và đào tạo nghề, khuyến khích tiếp tục hình thành các trường dân lập, xem xét trở ngại với việc mở rộng tham gia của tư nhân trong khu vực này. Tuy nhiên cần phải xem xét các khung pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân hoạt động và loại bỏ các dịch vụ không cần thiết như một phần của cải cách hành chính.
Đa dạng hóa các loại hình giáo dục hệ thống trường lớp và các con đường học tập như phát triển các trường ngoài công lập ở những nơi có điều kiện và các cấp bậc học thích hợp, mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, đảm bảo tính liên thông giữa các nhánh,các luồng của hệ thống giáo dục... Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo cơ hội cho người dân có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và khả năng của mình.
Tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trên thị trường : sau khi đã khuyến khích hệ thống tư nhân tham gia thị trường, cắt giảm các khoản trợ cấp cho khu vực công trừ khoản trợ cấp cho người nghèo cũng có thể làm tăng đán đề khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo. Khu vực công sẽ không thể tồn tại chỉ vì dịch vụ được cung cấp miễn phí hay cung cấp với giá rẻ hơn mà phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ, nhất là đối với trẻ em nghèo.
Tân dụng sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức phi chính phủ với tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật cách thức triển khai. Đã có rất nhiều dự án đến trẻ em nghèo, giúp trẻ em nghèo tiếp cận giáo dục từ các dự án của NGO, các tổ chức như UNICEF, Plan... Nhà nước cần thu hút và tạo điều kiện tốt cho các tổ chức này hoạt động
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước ngày càng quan tâm đến người nghèo vì mục tiêu cuối cùng của một quốc gia là tạo cho tất cả mọi người một cuộc sống đầy đủ. Quan tâm đến giáo dục của trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng hôm nay là đầu tư vào tương lai của đất nước. Nước ta vẫn còn nghèo, còn rất nhiều trẻ em thiệt thòi không được đến trường và chưa thực sự được đi học theo đúng nghĩa. Trong đề tài tôi đã chỉ ra sự tiếp cận giáo dục khó khăn của nhóm trẻ em nghèo, các nguyên nhân và giải pháp cụ thể. Hy vọng rằng sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn và quan tâm hơn đến trẻ em nghèo nhất là trẻ em nghèo giáo dục và có những hoạt động thiết thực giúp đỡ các em. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn và các thầy cô.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế công cộng
2. Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục 2004 của UNCEF 3. Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục 2005 của UNICEF
4. Nghiên cứu toàn cầu về đói nghèo trẻ em và bất bình đẳng 2007 - 2008 của UNICEF
5. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
6. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004, 2006 Tổng cục thống kê
7. Số liệu nghiên cứu về phụ nữ và trẻ em của UNICEF 2006
8. Trần Xuân Cầu - Nghiên cứu tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Hà Nội ,2002
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...3
SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM...3
1.Vấn đề nghèo đói và nhận diện trẻ em nghèo...3
1.1. Nghèo...3
1.2. Nhận diện trẻ em nghèo...5
1.2.1. Trẻ em và các quyền cơ bản của trẻ em...5
1.2.2. Trẻ em nghèo...7
2. Mối quan hệ giữa giáo dục với trẻ em nghèo...10
2.1 Vai trò của giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội và con người...10
2.2 Mối quan hệ giữa giáo dục và trẻ em nghèo...11
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo 12 3.1 Nhân tố thuộc về chính sách...13
3.2 Nhân tố thuộc về nhà cung cấp...14
3.2.1 Các yếu tố vật chất...14
3.2.2 Các yếu tố phi vật chất...14
3.3. Nhân tố thuộc về người tiếp nhận giáo dục...15
3.4. Các nhân tố khác...17
3.4.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế...17
3.4.2. Vị trí địa lý...17
3.4.3. Dân tộc tôn giáo...18
4. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo...18
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo...18
4.2. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo...20
4.2.1. So sánh trực tiếp giữa nhóm nghèo và nhóm không nghèo...20
4.2.2 Phương pháp đường cong Lorenz...20
4.2.3 Chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của nhóm nghèo và không nghèo ( EAAI)...21
5. Kinh nghiệm của thế giới về tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo...23
5.1 Kinh nghiệm của các nước...23
5.1.1. Kinh nghiệm của Mêhicô...24
5.1.2 Kinh nghiệm của Brazil...25
5.1.3. Kinh nghiệm của các nước khác...26
5.2. Bài học với Việt Nam ...28
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM
...30
1. Bức tranh chung về trẻ em nghèo Việt Nam ...30
2. Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam...34
2.1. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi...34
2.2. Mức chi tiêu cho giáo dục ...39
2.4 Tỷ lệ hỗ trợ của gia đình...42
2.5 Tỷ lệ lao động trẻ em ...43
3. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo ...45
3.1 Kết quả đạt được...45
3.2. Những tồn tại ...45
3.3. Nguyên nhân của những kết quả và tồn tại...47
3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả...47
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế...47
CHƯƠNG 3...50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM...50
1. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Đảng và Nhà Nước về tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo ...51
1.1.Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Việt Nam ...51
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo...52
1.3. Mục tiêu giáo dục cho người nghèo ...53
2. Các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo...57
2.1 Giải pháp về chính sách...57
2.1.1 Tăng cường chính sách nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo ...57
2.1.2. Tăng cường và phân bổ hợp lý ngân sách...58
2.1.3 Giải pháp thực thi hiệu quả chính sách...59
2.2 Giải pháp về phía nhà cung cấp dịch vụ cơ sở...60
2.3. Giải pháp về phía người tiếp nhận dịch vụ giáo dục...61
2.3.1. Hỗ trợ về tài chính và nâng cao năng lực cho người nghèo...61
2.3.2. Tăng cường sự ủng hộ tham gia của người dân nghèo...65
2.3.3. Xã hội hóa giáo dục...65
KẾT LUẬN...69 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO