Tăng cường và phân bổ hợp lý ngân sách

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 58 - 59)

2. Các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo

2.1.2. Tăng cường và phân bổ hợp lý ngân sách

Phân bổ tài chính cho các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm cả giáo dục tăng lên một cách đáng kể đã giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ này. Với nguồn lực về tài chính và tôt chức còn hạn chế cả hai vấn đề tăng cường phân bổ tài chính cũng như tăng cường năng lực tổ chức chỉ thực hiện được nếu như có định hướng vai trò của nhà nước trong các khoản chi tiêu. Hiện nay tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục nhìn chung đã giúp cho Việt Nam ngang hàng với các nước khác có cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên mức chi tuyệt đối về giáo dục cơ bản vẫn còn thấp vì hai lý do :

Thứ nhất : tổng chi ngân sách cho các dịch vụ xã hội cơ bản tỷ lệ với mức phát triển chung còn thấp.

Thứ hai: tỷ lệ này cho các dịch vụ cơ bản vẫn còn thấp

Chi phí công cộng cho giáo dục nhìn chung có lợi cho người nghèo, nhưng tổng chi tiêu công cộng cho giáo dục ở các nước có thu nhập trung bình và thấp thường vẫn có lợi cho người giàu vì trẻ em ở các gia đình giàu đi học ở các cấp học trung học phổ thông và đại học cao hơn rất nhiếu so với trẻ em trong các gia đình nghèo. Ở Việt Nam chi tiêu công cộng trên một học sinh tiểu học còn thấp trên hai góc độ :

- So với chi tiêu tư nhân cho giáo dục

Trong thời gian tới Việt Nam cần quan tâm giảm trợ cấp cho giáo dục đại học đồng thời tăng trợ cấp cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. cách tiếp cận khác là tăng chi theo mục tiêu thậm chí trong giáo dục tiểu học tăng kinh phí cho một số năm đầu tiên sẽ có tác dụng đáng kể với tỷ lệ bỏ học. tăng chi tiêu công cộng theo mục tiêu cho những khâu yếu nhất trong chuỗi cung cấp dịch vụ các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa

Tuy nhiên biện pháp tăng chi tiêu chính phủ vẫn chưa đủ , khoản chi tiêu này được sử dụng như thế nào để tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo là vấn về cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Cơ cấu chi tiêu của giáo dục cũng cần được xem xét. Qua các số liệu của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006 cho thấy sự mất cân đối trong phân phối tiền ngân sách. Việc chi cho chi phí học tập bao gồm học phí và 5 khoản chi phí khác : đóng góp cho trường lớp, mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học thêm, quần áo đồng phục. Cộng tất cả học phí và 5 khoản còn lại thì chi phí học tập gấp 2,2 - 2,7 lần học phí. Sự mất cân đối giữa chi tiêu thường xuyên và chi tiêu đầu tư trong giáo dục thể hiện ở con số chi thường xuyên chiếm 83,3% năm 2005. ( chi đầu tư được tính cho : nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trường lớp, đổi mới phương pháp dạy và học )

Chi phí của hộ nghèo cho giáo dục bị gánh nặng lên bởi các khoản không chỉ vì học phí mà còn là sách vở, đồng phục, vì thế sự phân bổ chi tiêu như thế nào của chính phủ ảnh hưởng đến trẻ em nghèo.

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 58 - 59)

w