Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 52 - 53)

3. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết Đảng : nghị quyết trung ương 5 khóa VII nêu : tăng thêm diện giàu và đủ ăn, xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng cao, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ cách mạng'', sau đó là nghị quyết các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, mục tiêu xóa đói giảm nghèo luôn được nhấn mạnh. Nhà nước ta coi xóa đói giảm nghèo là vấn đề có tính chiến lược lâu dàu và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia. Hàng loạt các chiến lược và chương trình như Kế hoạch phát triển KTXH 2006 - 2010, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển Việt Nam, chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện, chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2001 - 2010..ra đời đều nhấn mạnh nhiệm vụ này.

- Song song với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng miền trong cả nước, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế, nâng cao năng lực của người nghèo, tạo môi trường, điều kiện để người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao năng lực của người nghèo, tạo môi trường, điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất tự vươn lên thoát nghèo và phấn đấu trở nên khá giả, giàu có; đồng thời chú tâm đến nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở và nước sạch của nhóm nghèo nhất.

- Xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo : nhà nước, xã hội và người dân đều phải chia sẻ trách nhiệm xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực của dân, cộng đồng, Nhà nước, doanh nghiệp, quốc tế để đảm bảo đủ nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo.

- Ưu tiên nguồn lực cho địa bàn khó khăn nhất trên cơ sở các tiêu chí phân bổ khách quan và khoa học nhằm đảm bảo nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo

- Ưu tiên nguồn lực cho địa bàn khó khăn nhất trên cơ sở các tiêu chí phân bổ khách quan và khoa học nhằm đảm bảo nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn.

- Tăng cường phân cấp cho địa phương trên cơ sở nâng cao năng lực, thực hiện dân chủ công khai, bình đẳng trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình. Xây dựng cơ chế trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia,thực hiện chương trình. Tăng cường sự tham gia của người dân và đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức đoàn thể, xã hội trong mọi hoạt động của chương trình.

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w