Hỗ trợ về tài chính và nâng cao năng lực cho người nghèo

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 61 - 65)

2. Các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo

2.3.1. Hỗ trợ về tài chính và nâng cao năng lực cho người nghèo

Điều quan trọng nhất xét về phía trẻ em nghèo ảnh hưởng tới sự tiếp cận giáo dục của các em là chi phí cho giáo dục và năng lực các hộ gia đình

Như đã phân tích trong phần thực trạng người nghèo đang ở trong tình trạng tiếp cận giáo dục hạn chế hơn người giàu và cơ chế hiện nay cho sự tiếp cận này đang bất cập, đặc biệt là khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo dân tộc thiểu số và trẻ em thuộc 13,5% hộ nghèo hiện nay. Trong quá trình

tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm đói nghèo vói 13,5 % hộ gia đình đang vật lộn để thoát khỏi đói nghèo, trẻ em nghèo rất hạn chế tới trường vì phải làm việc để đóng góp vào thu nhập của gia đình.

Trong ngành giáo dục, đang có sự chuyển hướng chi tiêu tập trung vào giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đây là biện pháp tốt nhất để tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo. Chiến lược cơ bản là phải tăng cường sự tài trợ của trung ương cho các cấp thấp hơn, đặc biệt là các vùng nghèo để làm giảm '' xã hội hóa chi phí'' đối với cấp tiểu học và trung học cơ sỏ mà thay thế vào đó bằng việc tài trợ nhiều hơn cho các cấp học đó

Các nỗ lực giảm hay xóa bỏ phí sử dụng với các dịch vụ cơ bản phải được thực hiện trên cơ sở cải cách tài chính toàn diện với mục tiêu là củng cố vai trò của chính quyền địa phương trong vai trò người cung cấp dịch vụ. Ngoài việc tăng cường kinh phí cho giáo dục, cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống miễn giảm một số loại phí dịch vụ cơ bản hiện nay. Việc cải thiện hệ thống miễn giảm phí sẽ dựa vào sự hoàn thiện việc xác định và ưu tiên trợ giúp các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thương trên cơ sở các tiêu chuẩn rõ ràng được áp dụng ở các địa phương.

Các đối tượng hỗ trợ được mở rộng phạm vi và sự tiếp cận. Như các nhóm dân nghèo thành thị ( những người dân nhập cư ) bộ phận này con cái của họ rất ít được đến trường và sóng trong điều kiện tàn tệ, nhóm người khuyết tật, người già. Đặc biệt là vấn đề lao động trẻ em, lao động trẻ em có thể ở gia đình hoặc ở ngoài xã hội vì thế chính sách với nhóm này cần chú ý về đặc điểm lao động của các em, nhưng nhìn chung thì hỗ trợ tài chính để đưa các em đến trường là biện pháp hiệu quả nhất.

Việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nghèo giúp giảm bớt những sai lệch của hệ thống các trường không đáp ứng được nhu cầu của người nghèo do mối liên hệ không chặt chẽ thường xuyên giữa người nghèo và các nhà lập

chính sách. Người nghèo có thể chủ động tiếp cận dịch vụ giáo dục vì vậy sẽ hiệu quả hơn những dịch vụ mà chính sách đã thiết kế cho họ. tuy nhiên hỗ trợ tài chính trực tiếp cho trẻ em nghèo nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cũng không phải là giải pháp luôn phát huy tác dụng và dễ thực hiện vì : thứ nhất với khoản tiền mặt nhận được, rất khó kiểm soát các hộ gia đình liệu có chi đúng mục đích cho con em mình đến trường hay không; thứ hai việc đưa dịch vụ giáo dục đến với người nghèo một cách đúng đối tượng và công bằng còn khó hơn nhiều lần.

Những trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo thì trình độ học vấn của bố mẹ chúng cũng hạn chế vì thế mà họ không hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, chính giáo dục sẽ đưa họ thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo. Vì thế mà việc nâng cao năng lực cho các hộ gia đình và trẻ em nghèo là cần thiết : - Nâng cao kiến thức, trình độ cho cha mẹ, người thân trong các hộ gia đình nghèo để họ hiểu trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi đạy đúng cách thế nào, có khả năng giúp con em mình tiếp cận đầy đủ dịch vụ có chất lượng tốt - Nâng cao bình đẳng giới trong gia đình, người phụ nũ trong gia đình cần được hỗ trợ để có khả năng quyết định trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái như được nâng cao trình độ, được cải thiện về thu nhập, được hiểu về bình đẳng giới và quyền trẻ em

- Thay đổi những quan điểm kinh nghiệm chưa chính xác về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ trong cộng đồng.

Đấy là những giải pháp cải thiện chi phí và nâng cao năng lực cho người nghèo nói chung. Nhưng có bộ phận người nghèo đặc biệt ở những vùng khó khăn như đồng bằng sông Cửu Long, dân tộc thiểu số ở miền núi đòi hỏi phải có cách thức giải quyết sâu hơn.

Như là một nguyên tắc cơ bản, những vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa là những vùng khó khăn nhất đang đối mặt với những thách thức, đặc biệt cần

phải tăng cường nguồn lực cũng như sử dụng các mô hình chính sách khác biệt. Đầu tiên thấy rằng tăng sự trợ giúp tài chính cho các tỉnh nghèo là hết sức cần thiết. cùng với các chính sách điểu tiết phân bổ nguồn ngân sách giữa các bậc học, việc hỗ trợ cho các khu vực vùng miền và các tình nghèo nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. việc sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục những năm qua theo mức chi tiêu trên đầu người, cách thức phân bổ như vậy dẫn đến sự không đồng đều phân bổ ngân sách giữa các vùng. Vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng là những nơi có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những nơi khác đáng lẽ nhận được ít tiền từ chính phủ hơn với các vùng nghèo nhất thì lại đứng thứ nhất và thứ nhì về trợ cấp đầu người cho giáo dục ( NHTG, nghiên cứu tiếp cận cho giáo dục, 1996 ). Những vùng khó khăn về giáo dục như ĐB SCL và các vùng núi vùng sâu vùng xa lại nhận được ít tiền theo cách chi này. Cải cách cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo hướng phân bổ theo đầu ra là giải pháp tốt hơn để trẻ em nghèo có thể tiếp cận giáo dục.

Hơn nữa việc đầu tư vào nâng cao chất lượng và tăng cường nguồn nhân lực cơ sở, những giáo viên, đội ngũ quản lý giáo dục là một trong những cách tiếp cận cốt lõi. Một biện pháp khởi đầu đang được thực hiện để tăng cường đội ngũ giáo viên người dân tộc ở những tỉnh nghèo nhất là phù hợp và cần được mở rộng. cùng với đội ngũ giáo viên, một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt bao gồm phòng học và nơi ở tạm trú cho các em học sinh cũng rất cần thiết. ở những vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, để giảm bớt điều này những nơi ở tạm trú và những bữa cơm hỗ trợ cho các em là thiết thực nhất. như chúng ta đã thấy hình ảnh các em học sinh ở các trường bán trú không có cơm ăn ở trường sau những giờ học, đó là thực tế chung mà cần khắc phục ngay

Ở các vùng miền núi việc tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của con cái họ khi đến trường cũng rất quan trọng. Vì thế xây dựng đội ngũ cán bộ địa

phương ở các vùng này sẽ góp phần tuyên truyền vận động trẻ em nghèo đến trường, nâng cao dân trí, giảm khoảng cách trình độ giữa các vùng miền trong cả nước.

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 61 - 65)