2. Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam
2.4 Tỷ lệ hỗ trợ của gia đình
Bảng 2.12 : Tỷ lệ hỗ trợ của gia đình theo các khoản mục Đơn vị : % Khoản mục Nhóm Gia đình có từ 3 cuốn sách dành cho trẻ em trở lên
Có thành viên trong gia đình tham gia từ 4 hoạt động trở lên khuyến khích học tập của trẻ I 7,2 48 II 10,1 50,1 III 19,1 54,2 IV 25,1 58,3 V 58,1 70,7
Nguồn: điều tra phụ nữ & trẻ em UNICEF 2006 Ngoài học thêm thể hiện sự tiếp cận giáo dục về mặt chất lượng còn có sự quan tâm của bố mẹ đến các em và sự đầu tư trong việc mua sắm sách vở. Trẻ em giàu có nhiều sách học tập hơn trẻ em nghèo, nhóm giàu nhất gấp đến 8 lần, và sự quan tâm của bố mẹ các em thuộc nhóm giàu nhất cũng nhiều hơn nhóm nghèo nhất gấp 1,47 lần về sự khuyến khích học tập của trẻ.
Như vậy các con số này càng thể hiện sự tiếp cận giáo dục kém của trẻ em nghèo về mặt chất lượng khi không có đầy đủ sách vở hay được sự quan tâm giúp đỡ của bố mẹ. 2.5 Tỷ lệ lao động trẻ em Bảng 2.13 : Tỷ lệ lao động trẻ em Đơn vị : % Nhóm Tỷ lệ lao động trẻ em Tỷ lệ % lao động trẻ em 5- 14 tuổi đang đi học Tỷ lệ % học sinh 5-14 tuổi đang tham gia lao động
I 24,5 79,4 22,4
II 22,5 85,8 20,5
III 16,5 90,2 15,6
V 4,3 97,8 4,3
Nguồn: điều tra phụ nữ & trẻ em UNICEF 2006 Lao động trẻ em là một vấn đề khá bức xúc hiện nay, việc đi làm việc khi chưa đủ tuổi lao động ảnh hưởng không chỉ về thể chất mà làm ảnh hưởng đến học tập trình độ hiểu biết sau này của các em. Khi tham gia lao động các em có thể vẫn đến lớp có thể bỏ học, nhìn chung ảnh hưởng đến cả mặt chất lượng và số lượng của việc tiếp cận giáo dục của các em. Nhóm trẻ em nghèo có đến 22,4% các em vừa đi học vừa tham gia lao động gấp 5,2 lần nhóm giàu, tỷ lệ lao động trẻ em chung là 24,5% như vậy có 2,1% các em trong độ tuổi đến trường bỏ học tham gia vào lực lượng lao động.
3. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo
3.1 Kết quả đạt được
Thứ nhất, tỷ lệ nhập học tăng nhanh ởtất cả các cấp học, đến nay hầu như đã phổ cập tiểu học, ở bậc tiểu học tỷ lệ đi học của trẻ em nghèo cao gần ngang bằng với những nhóm trẻ em khác. Khoảng cách giữa người giàu với người nghèo trong tiếp cận giáo dục thu hẹp lại. Trẻ em nghèo có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận giáo dục.
Thứ hai, khoảng cách giữa tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo ở nông thôn với thành thị, ở đồng bằng với miền núi được thu hẹp lại.
Bảng 2.14 : Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi chia theo nhóm dân tộc và vùng Đơn vị : % Năm Nhóm 2002 2004 2006 Người kinh và hoa 92,1 89,91 95,7 Dân tộc thiểu số 80,0 81,81 93,8 Thành thị 94,1 90,43 94,6 Nông thôn 89,2 88,10 95,6
Nguồn: điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004, 2006 Thứ ba, sự quan tâm về việc đi học của gia đình với trẻ em nghèo tăng lên, thể hiện qua tăng mức chi tiêu theo các khoản mục như học thêm, mua sách vở và dụng cụ học tập. Mức chi tiêu cũng tăng lên theo các năm và cũng tăng dần theo cấp học cao hơn.
Thứ nhất, xét về tỷ lệ nhập học ở các cấp, ở cấp mẫu giáo một cấp học quan trọng chuẩn bị cho trẻ đi học tiểu học thì số lượng trẻ em nghèo đi học thấp. Và càng lên cấp cao hơn thì số lượng trẻ em nghèo đến trường càng giảm.
Thứ hai, khả năng trang trải các dịch vụ giáo dục của người nghèo thấp, học phí và các khoản đóng góp trường lớp đã trở thành gánh nặng với họ.
Thứ ba, trẻ em nghèo ít đi học thêm, ít được sự quan tâm của bố mẹ trong việc dạy bảo học tập và sự đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc học tập cũng kém. Vì thế mà chất lượng học tập của trẻ em nghèo không bằng trẻ em thuộc nhóm khác. Thể hiện điều này qua bảng dưới đây:
Bảng 2.15: Học lực của học sinh PTTH 2005 – 2006
Đơn vị : %
Nhóm Chung Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
I 100 5,8 29 62,7 2,2
II 100 8,4 36,3 53,6 0,8
III 100 12,8 37,5 48 0,8
IV 100 19,9 42,3 36,7 0,9
V 100 28,1 41,2 28,9 0,4
Nguồn: điều tra mức sống hộ gia đình 2006 Trẻ em nghèo chỉ có 5,8% xếp loại học lực giỏi trong khi trẻ em nhóm giàu nhất là 28,15% gấp 4,85% lần. Trẻ em nghèo có mức học lực trung bình chiếm tỷ lệ khá cao đến 62,7%. Qua những con số này cho thấy cả về mặt chất lượng và số lượng của vấn đề giáo dục trẻ em nghèo đều thấp hơn với trẻ em giàu.
Thứ tư, trẻ em nghèo phải lao động nhiều hơn trong khi vẫn đi học thì có đến 22,4% em tham gia lao động, các công việc này có mức độ khác nhau có thể là giúp đỡ gia đình hay làm những công việc ngoài xã hội khác nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng đến học tập của các em, một nguyên nhân khiến các em bỏ học nhiều.
3.3. Nguyên nhân của những kết quả và tồn tại3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả 3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả
Về chính sách
Nhà nước dành sự quan tâm đến vấn đề giáo dục cho trẻ em thông qua chủ trương chính sách, như chính sách xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đã làm tăng số lượng học sinh đi học tiểu học, chính sách học bổng học phí khuyến khích trẻ em nghèo đến trường giảm khoảng cách giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất, chính sách hỗ trợ vùng miền làm tăng khả năng tiếp cận giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số so với dân tộc kinh.
Nguyên nhân về phía nhà cung cấp dịch vụ cơ sở
Mạng lưới giáo dục phát triển quy mô giáo dục tăng nhanh. Hệ thống các trường ngoài công lập ( bán công, dân lập và tư thục ) đã hình thành và phát triển ở mọi cấp học, bậc học, góp phần mở rộng quy mô giáo dục, hình thức dịch vụ phong phú hơn, tạo thêm cơ hội học tập cho người đi học, cơ hội lựa chọn cho các bậc phụ huynh và giảm sức ép quy mô giáo dục ở các trường công lập. Theo bộ Tài Chính ngân sách đầu tư của nhà nước cho giáo dục tăng lên hàng năm, năm 2007 là 18%, năm 2008 là 20%, làm cho việc đầu tư cơ sở vật chất, các đầu vào phục vụ cho giảng dạy cũng được cải thiện đáng kể.
Nguyên nhân về phía người tiếp nhận giáo dục
Do kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn nên thu nhập của người dân cũng tăng lên nên họ đầu tư vào học tập cho con em họ cũng nhiều hơn. Mặt khác thông tin đại chúng phát triển, các gia đình được tiếp xúc nhiều hơn với các thông tin, nâng cao sự hiểu biết về vai trò của giáo dục và họ cũng nhận thấy từ chính cuộc sống hiện tại, nên họ cũng cố gắng cho con cái đến lớp để cải thiện cuộc sống sau này.
Nguyên nhân về chính sách
Thứ nhất là các chính sách vẫn chưa đến được hết với đối tượng trẻ em nghèo, do sự hạn hẹp về nguồn lực.
Thứ hai, vẫn có nhiều sự bất cập trong nội dung và việc thực thi chính sách.
+ Chính sách với giáo viên mầm non có nhiều bất cập. Nhiều nơi không có biên chế nên không thể mở trường mầm non. Đặc biệt là các vùng khó khăn chế độ ưu đãi giáo viên vẫn chưa có nhiều, vì thế mà không thu hút được giáo viên về giảng dạy, gây nên tình trạng thiếu giáo viên ở những vùng này.
+ Các cơ sở ngoài công lập chưa nhận được sự hỗ trợ phù hợp để đảm bảo chương trình giáo dục: một số cơ chế về đất đai, cơ sở vật chất, thuế, lệ phí, tín dụng, tuyển dụng, lao động chưa thật khuyến khích. Chẳng hạn như: cơ sở vật chất nghèo nàn, không ổn định do quỹ đất hạn chế, chi phí thuê mướn cao, không đủ kinh phí để trả lương cho giáo viên, chủ yếu huy động từ cha mẹ học sinh làm tăng gánh nặng cho người nghèo và cản trở việc tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo.
Thứ ba, sự phân bổ ngân sách nhiều khi vẫn chưa hợp lý, chưa cân đối giữa vùng miền, nhóm đối tượng.
Nguyên nhân về phía nhà cung cấp dịch vụ cơ sở
Còn thiếu cơ sở vật chất, nhất là dụng cụ thí nghiệm, thực hành, sách tham khảo…
Năng lực điều hành của cán bộ quản lý và chất lượng giáo viên nhiều nơi vẫn còn thấp, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa có nhiều đổi mới và phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể, ví dụ như học sinh nghèo thì do điều kiện hoàn cảnh các em có thể tiếp thu chậm và không có nhiều thời gian học ở nhà giáo viên cần chú ý để các em có chất lượng học tập tốt nhất. Ở khu vực miền núi thì luôn có tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất
cũng không đảm bảo, nhiều khi trường học chỉ là một ngôi nhà lập tạm, học sinh đến trường thường phải đi quãng đường xa nên có nhu cầu học bán trú nhưng cũng không có chỗ để các em trọ lại, hay nghỉ lại trường ăn cơm…
Các trường công lập thì chất lượng vẫn chưa được kiểm soát đầy đủ. Việc thành lập các trường còn mang tính tự phát, thiếu điều tra khảo sát kỹ, thiếu chuẩn bị về các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học. Các điều kiện để đảm bảo tính ổn định và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường ngoài công lập như cơ sở trường lớp, tranb thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên đồng bộ và có chất lượng, chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa được đảm bảo.
Nguyên nhân về phía người tiếp nhận giáo dục
Thứ nhất, nguyên nhân về tài chính. Các hộ gia đình nghèo không có đủ tiền cho con em mình đi học, trong chi tiêu cho giáo dục học phí là khoản phải chi nhiều nhất, có đóng tiền học phí thì mới có thể đến lớp. Ở bậc tiểu học vì được miễn giảm học phí nên mức nhập học cao hẳn lên so với các bậc học khác. Vì lên bậc học cao mức độ đóng góp càng nhiều nên nhóm trẻ em nghèo tiếp cận với giáo dục ở các cấp này càng kém.
Thứ hai, nguyên nhân về tinh thần, đó là sự động viên khuyến khích của gia đình trong việc học tập của trẻ. Như mua đồ dùng học tập, sách vở học thêm, có thể giảng bài cho con cái trong những lúc rảnh rỗi, với trẻ em nghèo những điều đó rất ít. Một phần nguyên nhân về tài chính, nguyên nhân nữa là về sự hiểu biết của bố mẹ các em cũng không nhiều dẫn đến họ không tạo điều kiện cho con cái của mình học tập tốt.
Thứ ba, các em con nhà nghèo thường phải tham gia lao động, khiến các em không có thời gian dành cho việc học tập ngoài giờ lên lớp, đi học không đầy đủ có thể dẫn đến bỏ học.
Tình hình kinh tế xã hội hiện nay cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng đến trường của các em, lạm phát gia tăng, khủng hoảng kinh tế, những người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đó trẻ em người hứng chịu gián tiếp từ ảnh hưởng lên bố mẹ chúng. Một thực trạng được nêu ở trên là số học sinh bỏ học tăng trong mấy năm gần đây đã minh chứng cho điều này, đối tượng học sinh bỏ học lại chủ yêu là trẻ em nghèo, các em bỏ học rồi tham gia vào lực lượng lao động
Yếu tố về dân tộc, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo, nhất là các dân tộc thiểu số miền núi, sự bất đồng về ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa tập quán khiến các em khó tiếp thu kiến thức. Cũng ở vùng miền núi điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trường học thường xa nơi nhà làm ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM
1. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Đảng và Nhà Nước về tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo
Quan điểm của nhà nước về vấn đề tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo nằm trong quan điểm chung về giáo dục, về xóa đói giảm nghèo và mục tiêu giáo dục cho người nghèo.
1.1.Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Việt Nam
Giáo dục và khoa học công nghệ có một vai trò quyết định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đại hội X của đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 là: '' đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa''.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta là :
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu: phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- Xây dựng giáo dục có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng.
- Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu
trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.
Những quan điểm trên đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng số 1 của giáo dục, chúng ta đang tiến tới xây dựng một nền giáo dục có chất lượng cao cho mọi người và để làm được điều đó thì cần sự chung sức của toàn Đảng, toàn dân.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết Đảng : nghị quyết trung ương 5 khóa VII nêu : tăng thêm diện giàu và đủ ăn, xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng cao, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ cách mạng'', sau đó là nghị quyết các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, mục tiêu xóa đói giảm nghèo luôn được nhấn mạnh. Nhà nước