Kinh nghiệm của các nước khác

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 26 - 28)

5. Kinh nghiệm của thế giới về tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ

5.1.3. Kinh nghiệm của các nước khác

- Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều sự quan tâm được dành cho việc trợ giúp các nhóm thiệt thòi nhất. Có kế hoạch tăng mức đầu tư tiền bạc cho khu vực phía tây và các khu vực dân tộc thiểu số, sử dụng ngôn ngữ địa phương, tuyển dụng giáo viên địa phương và các chương trình GD tốt hơn dành cho cha mẹ học sinh.

- Tại nước Mỹ, GD rất được coi trọng trong các chương trình nghị sự chính trị. Năm 2002, chính phủ liên bang đã phát động một kế hoạch 12 năm với tên gọi '' không để đứa trẻ nào bị tụt hậu''. Cho tới năm 2013 - 2014 tất cả trẻ em đều sẽ thành thạo việc đọc ngữ văn, làm toán và các môn khoa học. Điều này có nghĩa thành tích học tập thấp của những đứa trẻ là con em của các gia đình có nhóm thu nhập thấp, các nhóm thiểu số và trẻ em khuyết tật phải được loại bỏ trước năm 2014.

Để thực hiện điều này các tiểu bang phải áp dụng chương trình: ''các tiêu chuẩn về thành tích học tập'' trước năm 2006. Đối với các năm 2002 - 2008, đạo luật có giới hạn thời gian gồm 40 quy định, trong đó có quy định về kinh phí bổ sung cấp cho các trường học có nhiều học sinh nghèo, một hệ thống giám sát trên mạng sẽ chỉ ra bang nào không thực hiện, bang nào thực hiện và cho phép các tiểu bang học hỏi lẫn nhau.

- Còn dưới đây là kinh nghiệm của Hàn Quốc, không có một chương trình cụ thể nào và cùng không tập trung vào trẻ em nghèo nhưng chính sách giáo dục của họ đã tạo ra một đất nước với tài sản lớn nhất là dân số biết chữ và cần cù. Học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc để thấy được tại sao họ lại có một nền giáo dục tốt như vậy, rút ra kinh nghiệm nâng cao sự tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng.

Ngay từ đầu những năm 1950, Hàn Quốc đã xác định xây dựng một ngành giáo dục mạnh là một phần nằm trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Nhiều viện, trường năng động ngay lập tức đã triển khai những chính sách mở rộng giáo dục.

Hàn Quốc tập trung vào quyền tiếp cận và chất lượng cho tất cả bằng khát vọng mọi người dân đều được tiếp cận với giáo dục để xây dựng một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao.

Các bậc phụ huynh đã đóng góp vào chi phí mở rộng giáo dục vì những giá trị cao họ tin tưởng vào chất lượng giáo dục.

Giáo viên được đào tạo dài hơn, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường. V ới định hướng tốt về giáo dục và thực hiện với một quyết tâm cao ngành giáo dục Hàn Quốc nhanh chóng đạt được những kết quả to lớn. Sự tiếp cận với giáo dục tiểu học và trung học ở Hàn Quốc dễ dàng và công bằng. Tổng số nhập học ở cấp trung học đạt tới 90% cả nam và nữ. Học sinh Hàn Quốc nằm trong tốp giỏi nhất của thế giới.

Với tỷ lệ nhập học ở các cấp cao như vậy cho thấy ở Hàn Quốc trẻ em được tiếp cận giáo dục khá tốt, định hướng giáo dục đúng đắn và thực hiện hiệu quả đã tạo nên thành công của nước này. Kinh nghiệm này của Hàn Quốc tuy không tập trung hẳn vào đối tượng trẻ em nghèo nhưng có tác dụng tích cực với đối tượng này. Chính sách giáo dục cho trẻ em nghèo cũng phải nằm trong tổng thể các chính sách dành cho giáo dục, vì thế mà khi chính sách tổng thể đạt kết quả tốt chắc chắn tác động và là bài học cho chính sách của những nhóm đối tượng cụ thể, trong đó có trẻ em nghèo.

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w