2. Các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo
2.2 Giải pháp về phía nhà cung cấp dịch vụ cơ sở
Chính sách mà chính phủ đưa ra có tầm bao quát định hướng cho các cấp thấp hơn thực hiện. hiệu quả như thế nào nằm ở việc thực hiện ở các cấp đó ( xã, phường, trường học )
Thứ nhất là về nhà cung cấp giáo dục ( các trường học ) : thành tựu giáo dục và kết quả học tập có thể suy giảm nếu các nhà cung cấp không thực hiện đúng chức năng của mình, hay cách làm của họ không mang lại kết quả. Điều đó thể hiện ở đội ngũ giáo viên liên quan đến chất lượng và số lượng : trình độ của giáo viên, sự truyền đạt đến học sinh, số lượng giáo viên trên học sinh. Cải thiện tiền lương cho giáo viên là biện pháp khuyến khích tốt nhất đối với họ. mặc dù chính phủ đã có những chính sách phụ cấp tiền lương cho giáo viên nhưng lương của giáo viên và cán bộ ngành giáo dục vẫn còn mức thấp. nếu so với 14 nước châu Á tỷ lệ lương trung bình của cán bộ ngành giáo dục Việt Nam so với GDP bình quân đầu người thấp hơn khá nhiều. Chính vì vậy mà giáo viên và cán bộ giáo dục ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục xoay sở cho cuộc sống bản thân và gia đình, tác động của điều này với chất lượng giáo
dục là đáng lo ngại. với giáo viên vùng sâu, vùng xa cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn.
Cùng với giáo viên sự quản lý của nhà trường cũng quan trọng. Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp điều hành công việc liên quan đến giáo viên và học sình. Với giáo viên có thể khuyến khích họ đổi mới bài giảng, trao dồi kiến thức nâng cao trình độ, quan tâm đến học sinnh nhất là các đối tượng học sinh nghèo, với học sinh nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để nắm rõ hơn tình hình về học sinh, cân đối giữa học thêm và học chính không để việc đi học thêm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, nhà trường cùng với giáo viên phải nẵm rõ các đối tượng học sinh nghèo, tạo điều kiện cho các em học tập như những đối tượng học sinh khác.
Đối với chính quyền địa phương xã phường cần phối hợp để :
- Xác định đúng đối tượng nghèo mức độ nghèo và mức độ cần hỗ trợ để đảm bảo công bằng, hiệu quả.
- Tăng cường năng lực nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân, làm cầu nối giữa dân nghèo và các cấp chính quyền địa phương. Năng lực quản lý tài chính, quản lý cán bộ cơ sở cũng cần bổ trợ trong quá trình triển khai các chương trình hoạt động liên quan tới xóa đói giảm nghèo, phân bổ kinh phí.