Kinh nghiệm của Brazil

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 25 - 26)

5. Kinh nghiệm của thế giới về tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ

5.1.2 Kinh nghiệm của Brazil

Ở Brazil tình trạng lao động trẻ em là một vấn đề bức xúc nhất là ở vùng nông thôn. Nhận thức được nguyên nhân của lao động trẻ em là do nghèo đói và tình trạng này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục, năm 1996 chính phủ Brazil đã đưa ra chương trình ''Xóa bỏ lao động trẻ em''( PETI ). Chương trình này được khởi xướng tại các vùng nông thôn với mục tiêu tăng thành tích giáo dục giảm nghèo và xóa bỏ ''các hình thức tồi tệ nhất'' của lao động trẻ em.

Chương trình cung cấp khoản tiền bồi dưỡng với mức xấp xỉ 25 Ringit một tháng cho các gia đình nghèo có trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 14 và đang phải lao động; tiền được trao cho mẹ của những đứa trẻ là đối tượng hưởng thụ của chương trình. Để đủ tiêu chuẩn nhận tiền tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học trong gia đình phải đi học, tham gia vào các hoạt động sau giờ lên lớp và phải nhất trí không làm việc. Các hoạt động sau giờ lên lớp là một cách thức để đảm bảo rằng trẻ em không kết hợp đi học với việc đi làm. Chương trình

mục tiêu này được hỗ trợ bởi các công đoàn lao động nông thôn. Các tổ chức này giúp lựa chọn những trẻ em được tham gia vào chương trình, đồng thời giúp giám sát tác động của chương trình. Cho đến năm 1999, chương trình đã vươn tới 166 thành phố tại 8 bang với tổng số trẻ em được hưởng thụ là 131.000.

Chương trình đã được thiết lập trên toàn quốc vào năm 2000. Các nghiên cứu được tiến hành trong suốt giai đoạn mở rộng của chương trình, đã cho thấy sự thuyên giảm mạnh mẽ trong tỷ lệ bỏ học cũng như sự gia tăng trong mức nhập học vào các trường tiểu học. Hơn nữa sự tham gia của trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 vào lực lượng lao động trẻ em đã giảm 36% tại Brazil.

Chương trình đã đạt được thành công trong việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho đối tượng trẻ em khó khăn nhất đó là trẻ em nghèo tham gia lao động, chính là tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đồng đều cho mọi trẻ em.

Một phần của tài liệu Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w