Xây dựng chương trình quản lý

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 81 - 84)

nghệ thông tin, xây dựng chương trình quản lý riêng theo QĐ493 để giám sát và kịp thời theo dõi các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn có khả năng trả nợ để công tác tính toán việc trích lập dự phòng không bị sai sót, nhầm lẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Trong quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo phải đặc biệt quan tâm, nó là thước đo năng lực “ sống “ hay “chết” của một NHTM. Điều quan trọng khi hội nhập kinh tế, gia nhập WTO, thì việc NHNN ban hành và cho thực thi QĐ493 trong phân loại và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được xem là một bước tiến ban đầu trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Làm sạch các món nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản của các NHTM là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính trên bước đường hội nhập.

Với mong muốn đóng góp vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, tác giả đã chọn đề tài “ Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đệ Nhất” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Luận văn đã đạt được những kết quả mới như sau:

(1). Phân tích việc áp dụng các chuẩn mực mới về phân loại nợ, quản lý khoản vay và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất.

(2). Đặt công tác trích lập và sử dụng dự phòng tại Ngân hàng Đệ Nhất trong mối quan hệ so sánh với hệ thống NHTMVN, NHTM tại TPHCM và các ngân hàng TMCP khác có qui mô lớn, vừa và nhỏ .

(3). Đề xuất các giải pháp thực hiện để nâng cao năng lực quản trị rủi ro và giải pháp phát triển công tác trích lập và sử dụng dự phòng.

(1). Chỉ mới đi sâu vào nội tại của 1 đơn vị là Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Chưa mở rộng đề tài sang toàn hệ thống Ngân hàng TMCP, TMNN …

(2). Chưa đề cập toàn bộ thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng, biện pháp hạn chế và xử lý RRTD ngoài biện pháp trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong mối quan hệ tác động với biện pháp trên.

(3) Chưa bao quát được toàn bộ quá trình quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Do kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi các thiếu sót khi thực hiện luận văn. Đây là một đề tài rất thực tiễn đòi hỏi sự tìm tòi học hỏi và áp dụng từ thực tế liên tục nhằm mang lại sự ổn định và an toàn cho hoạt động thường ngày của các ngân hàng thương mại, và một trong những vấn đề mà bản thân tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu là “Các phương pháp và công cụ đo lường rủi ro tín dụng áp dụng theo

Basel II ”. Vấn đề này không lạ, không mới với các ngân hàng của các nước

tiên tiến trên thế giới nhưng đối với các ngân hàng của chúng ta thì việc hiểu và áp dụng vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức.

Xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt khóa học với rất nhiều kiến thức, thông tin bổ ích, thiết thực. Xin chân thành cám ơn Thầy Trần Huy Hoàng người đã hết lòng giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Vì thời gian ngắn, trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn còn nhiều mặt chưa hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy, trong các nghiên cứu sau, tác giả sẽ cố gắng đi sâu vào khảo sát, phân tích các điểm hạn chế nêu trên, đồng thời tác giả cũng rất mong nhận được sự góp ý chân tình của Quý Thầy Cô, các bạn học viên và những ai quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng để công tác quản trị ngân hàng ngày một tốt hơn . (TP.HCM 10/2006)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhóm tác giả do TS. Phạm Thanh Bình chủ biên (2005), công trình khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ”.

2. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh teá, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, TP.Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh (2000), “Tín Dụng Ngân Hàng”, NXB Thống Kê.

4. Trần Huy Hoàng (2003), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Ngô Hướng ( chủ biên ) (2001), “Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Phạm Linh (2005), “Nâng cao chất lương của hệ thống quản lý rủi ro tại các Ngân hàng TMVN ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế TPHCM.

7. Luật NHNN, Luật các TCTD, Quyết định 493, Quyết định 488, các Nghị định Thông tư liên bộ ...

8. NHNN CN TPHCM ( 2006 ), Báo cáo sơ kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn TPHCM 6 tháng năm 2006, báo cáo thường niên năm 2004 - 2005, tài liệu tập huấn QĐ493 cho các Ngân hàng trên địa bàn TPHCM.

9. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất các năm 1997 - 2006 10. Tạp chí ngân hàng các năm 2004 – 2006.

11. Tạp chí Kinh tế phát triển các năm 2005, 2006.

12. Fiona Mann & Ian Michael – Bank of England, “ Dynamic provisioning: issues & application”, bản dịch của Việt Dũng – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)