So sánh mức độ ảnh hưởng của QĐ493 tại Ngân hàng Đệ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 57)

NHẤT SO VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP:

Việc ban hành QĐ493 vào thời điểm Ngân hàng Đệ Nhất đang tiến hành xử lý nợ tồn đọng với số nợ còn lại khoảng 1.002 triệu đồng không ảnh hưởng nhiều đến công tác xử lý. Tuy nhiên, khi áp dụng đã làm cho tỷ nợ quá hạn của Ngân hàng năm đó tăng đột biến, đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn do vượt tỷ lệ an toàn theo qui định. Nhiều biện pháp xử lý thu hồi nợ đã được ban hành, các biện pháp này một phần làm giảm nợ quá hạn nhưng phần khác cũng làm mất KH. Kết quả tổng dư nợ không tăng và nợ quá hạn càng cao.

Đối với hệ thống Ngân hàng TMCP, nhờ chủ động đón đầu và có những biện pháp cho vay thời gian dài nên việc phân loại nợ theo QĐ493 không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cũng không cao. Do vậy tỷ lệ trích lập cũng vừa phải và có mức quân bình năm khoảng từ 10 -14 tỷ đồng/năm. Với số tiền này, chi phí kinh doanh của hệ thống ngân hàng TMCP vừa và lớn bỏ ra để nâng cao năng lực tài chính là không quá khó. Do vậy có thể khẳng định, với QĐ493 thì mức độ ảnh hưởng của nó đến Ngân hàng Đệ Nhất lớn hơn mức trung bình của hệ thống NHTMCP, ngân hàng cần lưu ý hơn nữa đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới.

2.5 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC THỰC HIỆN QĐ493 VÀ QĐ488:

2.5.1 THÀNH CÔNG:

Một điều dễ nhận thấy rằng với tỷ lệ nợ quá hạn 30% thời điểm năm 2001 trong tổng dư nợ, đồng nghĩa với khả năng xoay vòng và sinh lợi đồng vốn

thấp, trong khi đó các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng chỉ mang tính chất hạn chế là chính. Các biện pháp trực tiếp thu nợ: bán tài sản, gán nợ… chưa mang lại thành công. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã chọn cách trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo QĐ488 và QĐ493 nhằm giảm tỷ lệ này xuống còn 3,7% vào năm 2005 là một thành công lớn.

Với biện pháp trích lập dự phòng cùng với quyết tâm xử lý nợ, hàng năm ngân hàng đều thành lập hội đồng để xử lý. Kết quả sau 5 năm từ 2001 – 2005, ngân hàng đã xử lý tổng cộng hết 39.776 triệu đồng nợ quá hạn gồm 26.260 triệu đồng nợ góp khó đòi và 13.157 triệu đồng nợ tồn đọng, trong đó dùng dự phòng là 31.203 triệu đồng và các biện pháp khác là 8.573 triệu đồng.

Đến năm 2005 Ngân hàng đã hạch toán ra ngoại bảng để theo dõi trong thời gian 5 năm các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng như sau:

- Nợ tổn thất trong thời gian theo dõi là 29.892.433.667 đ - Lãi cho vay chưa thu được: 19.987.507.054 đ

- Các khoản cam kết bảo lãnh cho KH: 2.557.567.228 đ - Tài sản xiết nợ chờ xử lý: 1.605.000.000 đ

Qua 5 năm, Ngân hàng đã thu được một số khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng đưa vào thu nhập bất thường, số tiền: 1.445 triệu đồng, làm tăng thu nhập bất thường cho Ngân hàng.

Thành công từ biện pháp sử dụng dự phòng đã dẫn đến kết quả năm 2005 hoạt động ngân hàng đã có lãi 20.983 triệu đồng, nộp thuế 4.527 triệu đồng. Đời sống cán bộ nhân viên được cải thiện: bình quân 3.551.000 đ/người tăng 4 lần so với 2001 (năm 2001 là 1.425.000 đ).

Trích lập và sử dụng dự phòng là một giải pháp mang lại thành công cho Ngân hàng Đệ Nhất trên các mặt:

- Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng. - Nâng cao chất lượng tín dụng.

- Lành mạnh hoá tình hình tài chính, năng cao năng lực cạnh tranh. - Giá trị tài sản ngân hàng tăng lên phản ánh qua giá cổ phiếu

- Phù hợp xu hướng quản trị rủi ro trong hội nhập, là lựa chọn lâu dài cho công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng trong thời gian tới.

2.5.2 HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN :

Giải pháp trích lập dự phòng dù mang lại nhiều thành công, nhưng mặt khác nó cũng gặp một số hạn chế do các nguyên nhân sau:

- Về công tác trích lập dự phòng khi theo dõi nhóm nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ: theo QĐ493 về cách phân nhóm nợ, thì sau khi cơ cấu lại phải theo dõi trong thời gian 3 tháng (đối với nợ ngắn hạn ) hoặc 12 tháng ( đối với nợ trung và dài hạn ) về khả năng trả nợ – lãi để xem xét khả năng KH, nếu KH thực hiện tốt thì chuyển về nhóm nợ ít rủi ro hơn. Điều này làm công tác theo dõi các KH thuộc các nhóm này khá phức tạp đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng chương trình quản lý riêng theo QĐ493, với các Ngân hàng lớn ( ACB, Sacombank ...) có liên kết với nước ngoài thì công nghệ này chuyển đổi khá dễ. Trong khi đó, Ngân hàng Đệ Nhất công nghệ thông tin chưa thay đổi kịp nên đa số phải theo dõi bằng sổ sách, tốn nhiều nhân công mà không hiệu quả, sai sót thường xuyên xảy ra khi tính tỷ lệ trích lập dự phòng. Hạn chế này xuất phát từ công nghệ chưa thay đổi kịp tại Ngân hàng Đệ Nhất.

- QĐ493 đưa ra công thức R = max[0,( A-C)] x r, đôi khi tài sản thế chấp được định giá cao hơn giá trị thật của nó có thể làm cho hiệu số A-C nhỏ đi, kết quả là số tiền trích lập cũng nhỏ theo hoặc bằng 0. Đó là hạn chế của công thức trên do qui định của QĐ493 mà Ngân hàng có thể dựa vào đó để giảm chi phí trích lập. Cuối cùng nghịch lý xảy ra là dự phòng cụ thể được trích lập của từng món nợ không thể bù đắp cho khoản nợ đó được. Nên chăng loại bỏ yếu tố C hoặc thay đổi cách tính giá trị C trong công thức trên để việc trích lập dự phòng được minh bạch hơn.

- Trình tự xử lý 1 khoản nợ xấu bằng dự phòng qui định theo 3 bước: sử dụng dự phòng cụ thể, phát mãi tài sản thế chấp, sử dụng dự phòng chung. Trong đó phát mãi tài sản là một quá trình nhiêu khê đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể dùng dự phòng chung để xử lý nợ khi tài sản chưa được phát mãi. Điều này làm mất ý nghĩa của QĐ493 là sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

- Đối với các KH có nhiều hơn một khoản nợ tại 1 TCTD, nếu có bất kỳ khoản nợ nào được xếp (bị chuyển sang) vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại khoản nợ còn lại vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Hay nói khác đi là đối với mỗi KH tại một TCTD chỉ có một loại rủi ro, giúp các TCTD xây dựng 1 phương án dự phòng rủi ro phù hợp. Vấn đề đặt ra là trường hợp 1 món nợ được đưa vào nhóm có rủi ro cao hơn, nhưng món nợ khác thì KH có thiện trả nợ thì liệu qui kết hết vào nợ có rủi ro cao hơn có hợp lý cho KH và ngân hàng hay chưa? Hạn chế này xuất phát từ cách đánh giá chủ quan theo qui định tại QĐ493.

- Vấn đề phức tạp nữa hiện nay trong đánh giá nợ là có nhiều trường hợp KH vay vốn tại nhiều TCTD, mối quan hệ trong đánh giá các khoản nợ sẽ như thế nào: có đặt ra không? Nếu đặt ra sẽ thực hiện như thế nào? Đây là hạn chế về kỹ thuật và pháp lý khi đánh giá KH theo qui định tại QĐ493.

Thứ nhất, trong QĐ493 chưa đề cập đến mối quan hệ này. Đó là điều chưa hợp lý, bởi cách tiếp cận đánh giá chất lượng nợ hiện nay nhằm vào chất lượng (rủi ro) hoạt động của khách hàng. Do đó, không thể có và không được phép tồn tại trường hợp cùng một khách hàng, mà các khoản vay của họ ở các TCTD khác nhau lại được đánh giá khác nhau. Đây cũng chính là sự thiếu hụt cơ sở pháp lý cho việc đánh giá, phân loại nợ.

Thứ hai, nếu mối quan hệ này được thiết lập thì phải có cơ sở và điều kiện để thực hiện. Tự các TCTD khó có thể có được nay đủ và chính xác thông tin về quan hệ của khách hàng của mình với các chủ nợ khác. Hơn nữa,sự phối

hợp, cung cấp thông tin để đánh giá nợ giữa các TCTD với nhau là rất khó khăn với nhiều lý do (kể cả trường hợp họ tự đánh giá hoặc được NHNN đánh giá). Dù thế nào thì cũng cần phải có điều kiện thông tin để thực hiện được sự “đánh giá liên ngân hàng” này.

Thứ ba, việc cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu cho việc “đánh giá liên ngân hàng” này, nên chăng phải do một tổ chức có”vai trò trung gian” làm đầu mối thực hiện. Thích hợp nhất cho hoạt động này có lẽ là Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) – tổ chức hội tụ khá nay đủ các điều kiện cần thiết.

- Về trường hợp né tránh thuế thu nhập, các TCTD có thể dễ dàng giảm mức thu nhập trước thuế bằng cách đánh giá nhiều khoản nợ suy giảm nhanh hơn thực tế, tăng mức trích lập dự phòng, thậm chí cân bằng thu chi. Đây là một điểm hạn chế trong QĐ493 có nguyên nhân từ sự thông thoáng trong đánh giá và phân loại nợ, nên chăng cần qui định cụ thể một trình tự chuyển từ nhóm nợ thấp lên nhóm nợ cao theo một tiêu chí đánh giá chung áp dụng thống nhất, không nên nhảy nhóm một cách không cần thiết để tránh lạm dụng.

Chương 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RRTD TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT

ĐẾN NĂM 2010

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐẾN 2010:

3.1.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG TM VIỆT NAM NGÂN HÀNG TM VIỆT NAM

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vàø gia nhập WTO, đặt ra cơ hội và thách thức đặt ra không chỉ với hệ thống Ngân hàng nói chung mà còn đến Ngân hàng TMCP Đệ Nhất nói riêng. Vậy các cơ hội và thách thức đó là gì?

3.1.1.1 Cơ hội của các TCTD Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế thành công đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội từ quá trình mở cửa thị trường, tận dụng kinh nghiệm quản lý và phát triển nhân lực trên cơ sở kế thừa những thành tựa khoa học của các nước đi trước.

- Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, hội nhập tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu và cam kết với các tổ chức quốc tế.

- Các TCTD Việt Nam có điều kiện trao đổi và hợp tác về tài chính, tiền tệ với những hệ thống ngân hàng có công nghệ hiện đại. Bằng việc hợp tác kinh doanh, các TCTD Việt Nam có điều kiện tiếp cận và sử dụng những tiện ích của ngân hàng hiện đại, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, từ đó giảm được chi phí, tăng lợi ích cho KH, nâng cao chất lượng sản phẩm …

- Tuân thủ các nguyên tắc không phân biệt đối xử theo Hiệp định chung về thương mại – dịch vụ (GATS), Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, các TCTD Việt Nam và nước ngoài sẽ cạnh tranh trong môi trường bình đẳng, cùng có lợi.

- Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các TCTD Việt Nam cũng sẽ có điều kiện thuận lợi mở rộng kinh doanh ở thị trường nước ngoài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy các TCTD Việt Nam chuyên môn hóa sâu sắc hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản lý tài sản Nợ, tài sản Có, cải thiện chất lượng tín dụng, đổi mới công nghệ, trình độ cán bộ …

3.1.1.2 Thách thức của các TCTD Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế:

Thứ nhất: năng lực tài chính của các TCTD Việt Nam còn quá nhỏ bé.

- Vốn tự có: là nhân tố cơ bản để chứng minh sức mạnh tài chính, quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và mức độ an tòan của một TCTD. Vốn này khá mỏng khi đặt nó trong quan hệ cạnh tranh với các TCTD khác trên thế giới.

- Hiện tại dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam còn đơn điệu nghèo nàn, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển, các NHTM chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm soát nội bộ còn yếu, hệ thống báo cáo tài chính, kế tóan và thông tin quản lý(MIS) chưa đạt tới mức chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- Đội ngũ cán bộ của TCTD Việt Nam trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Cơ cấu tổ chức nội bộ chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại .

Thứ hai: công nghệ của các TCTD còn lạc hậu nhiều so với thế giới

Mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tương đối nhanh, nhiều ứng dụng được đưa vào kinh doanh như: Hệ thống ATM, Homebanking, Mobilebanking … Song việc hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng chỉ được tập trung ở một số ngân hàng TMNN và ngân hàng TMCP.

Thứ ba: năng lực quản trị, điều hành của các TCTD Việt Nam còn hạn chế.

Năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ ngân hàng có nhiều thay đổi và được nâng cao, tuy nhiên phần lớn vẫn thiếu một tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững, thiếu những giải pháp nhạy bén và linh hoạt …

Thứ tư: chịu tác động và ảnh hưởng cuûa thị trường tài chính thế giới

Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ về tỷ giá, lãi suất và rủi ro lan truyền các cuộc khủng hoảng và cú sốc ngoại sinh.

3.1.2 KIỂM SOÁT CÁC RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ:

Thông qua quan sát tổng thể hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng bạn, Ngân hàng Đệ Nhất đã tìm ra một số tồn tại chung của ngân hàng như sau:

Hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng tín dụng không đầy đủ.

Các ngân hàng đang sử dụng nguồn báo cáo tài chính có chất lượng kém, khó đánh giá đúng thực trạng và phân tích xu hướng của doanh nghiệp.

Công tác lập kế hoạch kinh doanh tín dụng và triển khai thực hiện thiếu định hướng nên không giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Hệ thống các qui chế, quy định, quy trình của chính sách tín dụng còn chồng chéo, khó hiểu, khó triển khai.

Nhân viên tín dụng ít quan tâm đến nghiên cứu thị trường, chưa tuân thủ việc thực hiện kiểm tra, theo dõi hồ sơ, qui trình thẩm định khách hàng…

Với quyết tâm kiểm soát cho vay, hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngày 14/07/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đệ Nhất đã ban hành quyết định số 018/QĐHĐQT về việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Quyết định nêu rõ một số nội dung sau: xây dựng thể chế quản trị tài sản Có theo tiêu chuẩn quốc tế, chính sách tín dụng, xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro cho vay, phát triển hệ thống thông tin quản lý. Quyết định cũng tách hoạt động tín dụng thành 2 mảng song song và hỗ trợ lẫn nhau là: Bộ phận tạo doanh thu và Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận tạo doanh thu tín dụng trực thuộc Phòng kinh doanh, chi nhánh/Phòng giao dịch, còn bộ phận quản lý tín

dụng trực thuộc Hội sở chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc. Sự tồn tại của hai bộ phận này đảm bảo cho hoạt động tín dụng được cân bằng, an toàn, phát triển mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc “Phân tách người/bộ phận chấp

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)