Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 34 - 37)

Kết quả kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Đệ Nhất được phản ánh trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và được kiểm toán. Trong đó tổng thu nhập và tổng chi phí là những con số mà Ngân hàng rất quan tâm, một mặt nó phản ánh các khoản thu – chi của Ngân hàng, mặt khác nó giúp cho các nhà quản trị Ngân hàng nhìn lại hoạt động kinh doanh hàng năm đã đạt được thông

qua lợi nhuận. Từ lợi nhuận có thể đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng đã hiệu quả hay chưa, có cần khắc phục và đề ra các chiến lược kinh doanh mới hay không. Hãy xem xét số liệu sau:

Bảng 2.6: Thu nhập - Chi phí – lợi nhuận trong kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất 1997-2006 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/06 Tổng thu nhập 12.615 8.757 9.656 8.379 12.393 21.584 28.919 44.156 64.502 55.057 Tổng chi phí 23.733 19.495 21.562 13.193 12.319 21.584 28.919 44.156 43.518 36.862 Lợi nhuận trước thuế -11.118 - 10.738 - 11.906 - 4.814 74 0 0 0 20.984 18.195

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán.

* Về tổng thu nhập: năm 1997 – 2001 thu nhập của Ngân hàng khá thấp,

giảm liên tục trong các năm, từ năm 2001 thì bắt đầu có mức tăng về thu nhập. Riêng các năm 2002 – 2005 mức tăng tổng thu thu nhập khá nhanh, bình quân trên 35% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đã được cải thiện. Năm 2005 đạt 64.502 triệu đồng, riêng 9 tháng năm 2006 thu nhập đã đạt 55.057 triệu đồng bằng 85% so với năm 2005, dự kiến tổng thu nhập cả năm 2006 sẽ khoảng 73.000 triệu đồng. Theo báo cáo thì thu nhập từ lãi vay chiếm từ 60 – 96% tổng thu nhập, chẳng hạn, năm 2004 là 42.268 triệu đồng chiếm 95%, năm 2005 là 60.172 triệu đồng chiếm 93%, riêng 9 tháng năm 2006 thì tỷ lệ này là 94,3%. Mức thu từ lãi vay cao hàm chứa khối lượng rủi ro khá lớn, vì khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tổng thu nhập có khả năng giảm sút.

Ngoài thu lãi vay thì các khoản thu khác chiếm tỷ trọng khá thấp, nhất là các khoản thu về dịch vụ ngân hàng hiện đại như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền điện tử , dịch vụ ngân hàng điện tử … Nó phản ánh các dịch vụ kinh doanh ngân hàng chưa phát triển. Trong xu hướng hội nhập, ngân

hàng nên tăng cường mở rộng kinh doanh dịch vụ ngân hàng hiện đại để tăng thu nhập vì các dịch vụ này ít rủi ro, thu nhập ổn định và hiệu quả cao.

* Về tổng chi phí: các năm đầu dù thu nhập còn thấp nhưng tổng chi phí

khá cao, chẳng hạn 1997 – 1999 chi phí cao có nguyên nhân là do việc huy động tiền gởi tăng cao trong khi sử dụng vốn cho vay còn thấp dẫn đến chi > thu.

Các năm 2000 – 2001 Ngân hàng đã chủ động giảm huy động, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm mua sắm, giảm khoản chi không cần thiết… nên tổng chi phí giảm theo và đạt mức thấp nhất. Tuy nhiên, các năm 2002 – 2005 tổng chi phí tăng khá nhanh và gần như tương đương với tổng thu nhập của Ngân hàng. Vậy có nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Phân tích ta thấy ngoài chi phí trả lãi tiền gởi, lương, khấu hao, … còn xuất hiện một loại chi phí là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Khoản chi này chiếm tỷ trọng rất đáng kể như năm 2002 là 40% tổng chi phí, năm 2003 chiếm 30%, năm 2004 chiếm 32%, đến năm 2005 thì giảm xuống còn 3,5%. Riêng 9 tháng năm 2006, tổng chi phí đã trích lập là 635 triệu đồng, con số khá thấp so thời điểm các năm cùng kỳ. Khoản chi dự phòng thấp trong năm 2006 cũng tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng tiết giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận.

Tại sao có chi phí trích lập dự phòng ? Nguyên nhân xuất phát từ tình hình nợ qúa hạn và nợ tồn đọng của các năm trước để lại khá lớn, khả năng thu hồi thấp, các biện pháp thu nợ thông thường không làmgiảm nợ tồn đọng. Để làm sạch tình hình tài chính, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã áp dụng chính sách trích lâp dự phòng RRTD để xử lý các khoản nợ trên, khoản chi này hạch toán vào chi phí kinh doanh, vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong các phần sau.

* Về lợi nhuận trước thuế: từ 1997 – 2004 kết quả kinh doanh hàng năm

của Ngân hàng đều không có lãi, chỉ riêng năm 2001, lợi nhuận đạt 74 triệu đồng. Năm 2005 lợi nhuận tăng đột biến lên đến 20.984 triệu đồng, riêng 9

tháng năm 2006, lợi nhuận trước thuế là 18.195 triệu đồng, đạt 86,7% so với 2005, dự kiến cả năm lợi nhuận trước thuế sẽ là 25 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Bên cạnh đó, các khoản lỗ luỹ kế của các năm trước cũng là một gánh nặng cho tình hình tài chính của Ngân hàng. Đến cuối năm 2000 khoản lỗ này là 49.447 triệu đồng, và tồn tại cho các năm tài chính tiếp theo mà không có khoản lợi nhuận nào được tạo ra để cấn trừ. Do vậy, khi Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng vào 2001, thì năm tài chính 2002 NHNN TPHCM đã quyết định trừ khoản lỗ 19.418 triệu đồng vào vốn điều lệ làm vốn chỉ còn 100.582 triệu đồng. Năm 2003, vốn điều lệ tiếp tục bị trừ 2.420 triệu đồng, số lỗ còn lại là 27.609 triệu đồng. Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng 16.456 triệu đồng được bù tiếp vào lỗ luỹ kế, còn lại là 11.153 triệu đồng. Vào tháng 07/2006, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 98.162 lên 150.000 triệu đồng bằng phát hành cổ phần mới với giá chênh lệch, mức chênh lệch giá bán thu được là 2.900 triệu đồng được bù vào lỗ luỹ kế, còn lại 8.181 triệu đồng. Với mức lợi nhuận 9 tháng năm 2006 là 18.195, đủ khả năng xóa lỗ. Đây là năm đầu tiên tình hình tài chính của ngân hàng sạch sẽ và có lợi nhuận luỹ kế, nó làm tăng chất lượng tài chính cho Ngân hàng, tạo tiền đề và điều kiện để Ngân hàng phát triển trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 34 - 37)