Tác động đến chi phí

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 54 - 55)

Các khoản chi dự phòng hàng năm đều được hạch toán vào chi phí như qui định. Trong giai đoạn 1997 – 2000, khoản trích lập dự phòng không thể thực hiện được do chi phí > thu nhập, nếu trích lập kết quả kinh doanh bị lỗ. Từ 2001

– 2005, nhờ tiết kiệm và cắt giảm nên các chi phí kinh doanh giảm nhiều, phần còn lại của chi phí kinh doanh dùng để trích lập dự phòng. Do vậy mức chi dự phòng khá cao như năm 2003 là 8.608 triệu đồng, năm 2004 là 14.196 triệu đồng, các khoản chi này chiếm hơn 30% tổng chi phí, làm chi phí kinh doanh phải gánh chịu một khoản tổn thất khá lớn.

Việc trích lập dự phòng thường xuyên là một phương pháp hữu hiệu để xử lý các khoản nợ xấu và giúp cho tình hình tài chính của Ngân hàng thêm lành mạnh, tăng hiệu qủa kinh doanh. Tuy nhiên nếu nợ xấu cao, chi dự phòng tăng theo không phải là cách làm hay. Rõ ràng, việc trích lập này đã có tác động đến chi phí kinh doanh của Ngân hàng.

Có thể nhìn thấy rằng áp dụng QĐ488 và QĐ493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ là một đòn đánh mạnh vào chi phí kinh doanh nếu như chính sách cho vay của ngân hàng không đúng, phát triển nóng tín dụng mà không có kiểm soát, chất lượng tín dụng giảm mà không có biện pháp khắc phục. Một khi chi phí kinh doanh tăng thì khả năng kiểm soát hiệu quả kinh doanh sẽ không còn và ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.

Ngược lại, nếu ngân hàng hoạt động an toàn, chất lượng tín dụng cao thì trích lập dự phòng sẽ tăng năng lực cạnh tranh, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và cải thiện tình tài chính của ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để xử lý RRTD (Trang 54 - 55)